Hà Nội

Hơn 1 tháng sau vụ tàu chở dầu bị lật ngoài khơi Philippines, dầu rò rỉ vẫn đe dọa hệ sinh thái biển

06-04-2023 11:10 | Quốc tế
google news

SKĐS - Đã hơn 1 tháng kể từ khi tàu MT Princess Empress chở 800.000 lít dầu bị lật gần tỉnh đảo Oriental Mindoro của Philippines – hệ sinh thái biển cung cấp lương thực và sinh kế cho hơn 2 triệu người.

Hạn hán làm khô cạn các hồ nước ngọc lam ở châu ÂuHạn hán làm khô cạn các hồ nước ngọc lam ở châu Âu

SKĐS - Hồ Montbel là hồ nước màu ngọc lam lung linh trải dài trên 5,6 km vuông ở tây nam nước Pháp. Nơi đây là thiên đường du lịch và nguồn nước cho các dòng sông địa phương. Trải qua mùa đông khô hạn nhất 6 thập kỷ, lòng hồ nhiều chỗ nứt nẻ và khô cạn. Nhiều hồ nước ở châu Âu trải qua tình trạng tương tự.

Được sự hỗ trợ của Nhật Bản, các nhà chức trách hàng hải Philippines đã xác định vị trí tàu đắm vào ngày 21/3, nhưng con tàu vẫn ở dưới nước và có khả năng tiếp tục rò rỉ, mặc dù vẫn chưa biết chính xác lượng dầu rò rỉ là bao nhiêu.

Kể từ đó, ảnh hưởng của dầu loang đã trải dài trên 250 km (155 dặm) biển, gây ô nhiễm bờ biển của ít nhất 3 tỉnh, gây thiệt hại cho sinh kế của hàng nghìn ngư dân và đe dọa hơn 20 khu bảo tồn biển.

Hơn 1 tháng sau vụ tàu chở dầu bị lật ngoài khơi Philippines, dầu rò rỉ vẫn đe dọa hệ sinh thái biển - Ảnh 2.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy vết dầu loang từ tàu chở nhiên liệu MT Princess Empress bị chìm trên bờ biển Pola, thuộc tỉnh Oriental Mindoro, Philippines, ngày 8/3.

Nơi đây là hệ sinh thái biển của một số loài quý hiếm nhất thế giới, bao gồm loài rùa đồi mồi cực kỳ nguy cấp, cũng như cá mập voi, cá đuối khổng lồ và cá nược.

Tới ngày 10/4, với sự hỗ trợ của hải quân Mỹ, các hoạt động trục vớt con tàu đắm và cố gắng bịt chỗ rò rỉ mới bắt đầu.

Sau hậu quả của vụ rò rỉ dầu, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines chạy đua dọn dẹp vết dầu loang trên biển, dùng cỏ cogon và xơ dừa làm hàng rào nổi để ngăn dầu loang. Tuy nhiên, thủy triều làm cản trở công tác làm sạch dầu loang trên biển.

Hơn 1 tháng sau vụ tàu chở dầu bị lật ngoài khơi Philippines, dầu rò rỉ vẫn đe dọa hệ sinh thái biển - Ảnh 3.

Cua dính đầy dầu trên bãi biển ở Pola, tỉnh Oriental Mindoro, một trong những khu vực bị ảnh hưởng do sự cố tràn dầu từ tàu MT Princess Empress.

Theo Viện Khoa học Biển thuộc Đại học Philippines, có tới 36.000 ha diện tích biển có thể bị ảnh hưởng do dầu loang trong khi các nỗ lực ngăn chặn và làm sạch dầu rò rỉ vẫn đang diễn ra.

Lực lượng bảo vệ bờ biển ước tính cho đến nay các đội dọn dẹp đã loại bỏ được 60% lượng dầu tràn vào bờ biển của hàng chục thị trấn ở Oriental Mindoro, bằng cách sử dụng cần trục và tàu skimmer.

Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường Philippines ước tính con tàu bị chìm đang bơm ra từ 35.000 đến 50.000 lít dầu mỗi ngày và sẽ cạn kiệt sau 15 đến 20 ngày.

Hơn 1 tháng sau vụ tàu chở dầu bị lật ngoài khơi Philippines, dầu rò rỉ vẫn đe dọa hệ sinh thái biển - Ảnh 4.

Ngư dân tiếp tục dọn dẹp bờ biển ở Pola, tỉnh Oriental Mindoro nhiều ngày sau sự cố tràn dầu.

PGS. Irene Rodriguez - chuyên gia của Viện Khoa học Hàng hải Philippines cho biết, dầu hiện đã lan đến Verde Island Passage, một khu bảo tồn biển có hàng chục loài đặc hữu.

Hướng đi, phía bắc nơi tàu chở dầu bị chìm có mật độ cao nhất các loài cá ven biển, san hô, động vật giáp xác, động vật thân mềm, cỏ biển và rừng ngập mặn ở quần đảo Philippines, và sự cố tràn dầu có thể dẫn đến thiệt hại lâu dài, làm suy giảm số lượng những loài sinh vật biển này.

Hơn 1 tháng sau vụ tàu chở dầu bị lật ngoài khơi Philippines, dầu rò rỉ vẫn đe dọa hệ sinh thái biển - Ảnh 5.

Ngư dân nỗ lực làm sạch bờ biển nhiều ngày sau sự cố tràn dầu.

"Có khá nhiều sinh vật biển chưa được xác định danh tính và chỉ hiện diện ở Verde Island Passage mà chúng ta cần bảo vệ. Hy vọng chúng ta có thể làm mọi thứ để ngăn dầu loang gây ra thiệt hại ở vùng biển này", PGS. Irene Rodriguez nói.

Nghiên cứu: El Nino mạnh hơn khiến băng Nam Cực tan chảy 'không thể đảo ngược'Nghiên cứu: El Nino mạnh hơn khiến băng Nam Cực tan chảy "không thể đảo ngược"

SKĐS - Nghiên cứu mới cho thấy, ảnh hưởng của thời tiết có thể gây ra hiệu ứng "khó khăn gấp đôi", dẫn đến tình trạng khắc nghiệt hơn và đẩy nhanh mực nước biển dâng.

Những thành phố thiết kế thích nghi với nước biển dâng và lũ lụtNhững thành phố thiết kế thích nghi với nước biển dâng và lũ lụt

SKĐS - Để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhiều thành phố trên thế giới đã có những giải pháp thiết kế thông minh thân thiện với môi trường nhờ không gian xanh và ao hồ, công viên trữ nước để hấp thu nước lũ.

Mời độc giả xem thêm video:

'Điểm Mặt' 10 Loại Thực Phẩm Dễ Gây Ngộ Độc Nhất


Bảo Linh
(theo CNN)
Ý kiến của bạn