Hôm nay: Hơn 300.000 viên thuốc Molnupiravir điều trị F0 có kiểm soát tại nhà và cộng đồng về TP HCM

23-08-2021 13:39 | Y tế
google news

SKĐS - Trong hôm nay 23/8, lô hàng thuốc kháng virus- thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên với hơn 300.0 00 viên 200mg đủ cho hơn 7.500 liều về đến Việt Nam phục vụ điều trị F0 tại nhà và cộng đồng ở TP HCM. Các lô thuốc tiếp theo sẽ nhanh chóng được cung ứng

Theo thông tin từ Bộ Y tế trưa ngày 23/8, hiện nay, doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng cho việc tài trợ những lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều và đến 5/9/2021 sẽ cung cấp tiếp 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg). 

Từ 16/8, Bộ Y tế đưa thuốc Molnupiravir vào triển khai điều trị thí điểm tại nhà F0 có kiểm soát tại TP.HCMTừ 16/8, Bộ Y tế đưa thuốc Molnupiravir vào triển khai điều trị thí điểm tại nhà F0 có kiểm soát tại TP.HCM

SKĐS - Theo Bộ Y tế, từ ngày 16/8, tại TP HCM, Bộ Y tế sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần. Thuốc triển vọng được sử dụng trong chương trình là Molnupiravir.

Song song, lô hàng thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên hơn 300. 000 viên 200mg đủ cho hơn 7.500 liều về đến Việt Nam trong ngày 23/8/2021. 

Dự kiến ngày 28/08/2021 thêm 1.700.000 viên 200mg đủ cho 50.000 liều sẽ được đưa về. Đồng thời các lô thuốc tiếp theo sẽ được nhập khẩu để sử dụng trong chương trình trong đầu tháng 9/2021.

Hôm nay: Hơn 300.000 viên thuốc Molnupiravir điều trị F0 có kiểm soát tại nhà và cộng đồng về TP HCM  - Ảnh 2.

Hơn 300.000 viên thuốc Molnupiravir cho chương trình thí điểm điều trị F0 có kiểm soát tại nhà và cộng đồng ở TP HCM về đến TPHCM trong hôm na

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam, chiến lược hỗ trợ người bệnh F0 điều trị tại nhà và cộng đồng được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong là yêu cầu được đặt lên hàng đầu. 

Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế đã liên tục cập nhật các phác đồ về quản lý, chăm sóc, điều trị, đảm bảo để các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng được tiếp cận, chăm sóc điều trị một cách tốt nhất.

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố tại một số quốc gia cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong; 

Căn cứ kết quả đánh giá giữa kỳ của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir tại cơ sở y tế, Bộ Y tế và Sở Y tế TP HCM sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng, dự kiến bắt đầu vào 25/8/2021 tại TP HCM.

Trong chương trình, các trường hợp mắc COVID-19 (kết quả xét nghiệm bằng RT-PCR hoặc kit xét nghiệm nhanh tại nhà) có triệu chứng ở mức độ nhẹ sẽ được cán bộ y tế tư vấn, giải thích về chương trình, và sau khi đồng ý tự nguyện tham gia chương trình bằng văn bản, sẽ được phát 1 túi thuốc home-based care

Cùng với túi thuốc là tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế, Sở Y tế về tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với bác sĩ phụ trách, cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ. 

Sau 5 ngày, tất cả bệnh nhân sẽ được đánh giá về tỉ lệ âm tính với virus SARS-CoV-2 và tỉ lệ bệnh không diễn tiến sang mức độ nặng hơn. 

Trong suốt thời gian 14 ngày, bệnh nhân sẽ được theo dõi về triệu chứng của bệnh COVID-19 và các tác dụng phụ nếu có của thuốc. 

Việc triển khai cũng như các kết quả của chương trình sẽ được ghi nhận, đánh giá và tổng kết bởi các chuyên gia, cán bộ y tế theo một đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt.

Chương trình có sự đồng hành, tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, tập đoàn trong nước, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, các Tổ phản ứng nhanh, Trạm y tế lưu động tại các quận, huyện của TP HCM và các đơn vị liên quan khác.

Dựa trên kết quả tổng kết, đánh giá, Bộ Y tế sẽ xem xét để tiếp tục triển khai mở rộng áp dụng chương trình với các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân tại các địa phương khác đang có dịch.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dược phẩm tiếp xúc, đàm phán với các đối tác có bản quyền để mua, nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc Molnupiravir và đề nghị MERCK và các hãng dược phẩm khác khẩn trương nộp hồ sơ về Bộ Y tế để xem xét, cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 trong điều kiện khẩn cấp.

Bộ Y tế đồng thời tiếp tục thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm, trao đổi, đàm phán để đưa các thuốc điều trị kháng virus khác như kháng thể đơn dòng Remdesivir về Việt Nam để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân.

Mời bạn đọc xem video đang được quan tâm:

Toàn cảnh cuộc huy động gần 14.600 "chiến sĩ áo trắng" của ngành Y giúp miền nam chống dịch COVID-19


Thái Bình
Ý kiến của bạn