Hà Nội

Hồi ức của vị tướng từng trực tiếp tham gia 3 cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc

02-09-2022 19:00 | Thời sự

SKĐS - Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy là một vị tướng đặc biệt bởi ông từng trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ huy qua 3 cuộc chiến hào hùng của dân tộc (chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc).

77 năm Quốc khánh: Hành trình bình đẳng dân tộc và bình đẳng giới77 năm Quốc khánh: Hành trình bình đẳng dân tộc và bình đẳng giới

Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Hiến pháp đã được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, được thể chế và cụ thể hóa trong các văn bản luật.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, sinh năm 1931 ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông là người trực tiếp chỉ huy đơn vị tham gia giải phóng Sài Gòn - cuộc tiến công cuối cùng để tiến tới thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ở tuổi 91, nhưng ông vẫn giữ được giọng nói sang sảng. Trò chuyện với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống nhân ngày Tết Độc lập, ký ức về những cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc năm xưa lại tái hiện trong ông.

Hồi ức của vị tướng từng trực tiếp tham gia 3 cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc - Ảnh 2.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy - nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2 (Bộ Quốc phòng) chia sẻ về hồi ức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và niềm vui trong ngày Quốc khánh 2/9.

Nhập ngũ năm 1948, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, ông Nguyễn Đức Huy tiếp tục trải qua những năm tháng chiến đấu từ chiến trường Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào đến giải phóng Sài Gòn. Đặc biệt là cuộc chiến ở Quảng Trị năm 1972, đối với ông là những năm tháng cực kỳ gian khổ, hy sinh nhưng cũng thật tự hào.

"Chưa có một trận chiến nào mà đối phương phải huy động một lực lượng hùng hậu với hàng loạt máy bay ném bom B52, một khối lượng đạn khổng lồ để đánh chiếm mục tiêu là một toà thành cổ có chu vi chưa đầy 2.000 m như thế", Tướng Huy nhớ lại.

Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm được ví như một túi bom. Thị xã và Thành cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom đạn. Trung bình mỗi ngày, địch huy động 150-170 lần máy bay phản lực, 70-90 lần B52 để ném bom hủy diệt. 

Hồi ức của vị tướng từng trực tiếp tham gia 3 cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc - Ảnh 3.

Phút nghỉ ngơi sau trận đánh của các chiến sĩ Trung đoàn 48 và K8 tại Thành cổ Quảng Trị, năm 1972. Ảnh: T.L

Tại các chiến trường gian khổ và ác liệt đó, ông đều ở vị trí người cầm quân, chỉ huy trực tiếp nhiều trận đánh trên các cương vị khác nhau, từ tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng đến Phó Tư lệnh-Tham mưu trưởng rồi Tư lệnh Sư đoàn.

Tháng 5/1974, Quân đoàn 2 được thành lập, hội tụ những sư đoàn thiện chiến, đóng vai trò quyết định trong chiến dịch giải phóng miền Nam. Lúc này, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy được điều động từ Sư đoàn 304 về làm Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Sư đoàn 325, Quân đoàn 2...

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc, từ đầu năm 1985 đến cuối năm 1989, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy đã trực tiếp chỉ huy chiến đấu ở chiến trường Vị Xuyên - Hà Tuyên. Ông là Tham mưu trưởng Mặt trận (đồng thời làm Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2).

Hồi ức của vị tướng từng trực tiếp tham gia 3 cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc - Ảnh 4.

Chiến sỹ Vị Xuyên 1979 - 1989. Ảnh: T.L

"Sau nhiều lần gây ra các vụ khiêu khích quân sự quy mô nhỏ, 5 giờ sáng 17/2/1979, phía Trung Quốc đã huy động hơn 60 vạn quân với với 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn với 550 xe tăng, xe bọc thép, 4 sư đoàn và trung đoàn pháo binh với hàng ngàn khẩu pháo các loại mở cuộc tấn công xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Phong Thổ (Lai Châu) tới Móng Cái (Quảng Ninh) với chiều dài hơn 1.400km. 

Dù Trung Quốc có biện minh dưới chiêu bài "phản kích tự vệ", nhưng thực chất đây là hành động xâm lược Việt Nam - một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Quân và dân Việt Nam đã đánh trả anh dũng để bảo vệ đất nước. Mặc dù phía Trung Quốc tuyên bố rút quân và đến ngày 18/3/1979 thì hoàn thành, nhưng trên thực tế, cuộc chiến kéo dài tới 10 năm (1979 - 1989)", Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nhớ lại.

Hồi ức của vị tướng từng trực tiếp tham gia 3 cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc - Ảnh 5.

Hồi ức của vị tướng từng trực tiếp tham gia 3 cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc - Ảnh 6.

Hồi ức của vị tướng từng trực tiếp tham gia 3 cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc - Ảnh 7.

Tuyên bố của Chính phủ Nước CHXHCNVN trên Báo Nhân Dân số ra ngày 18.2.1979; Tuyên bố của Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc trên trang 2 Báo Lao Động số ra ngày 22.2.1979; Lệnh Tổng động viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng trên Báo Hà Nội Mới ra ngày 6.3.1979. Ảnh chụp tư liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Khi được hỏi điều gì khiến ông day dứt nhất hay ám ảnh nhất về cuộc chiến ở Vị Xuyên?, Tướng Huy im lặng một lúc rồi bùi ngùi, giọng trầm hẳn xuống: "Đó là việc chúng ta có gần 5.000 liệt sĩ hy sinh nhưng vẫn còn gần 3.000 hài cốt chưa được tìm thấy. Đau xót lắm. 

Vì thế chúng tôi quyết tâm thành lập Ban liên lạc cựu chiến binh măt trận Vị Xuyên để tạo điều kiện giúp đỡ các đồng chí đã chiến đấu ở biên giới phía Bắc và cũng để báo cáo lên Đảng và Nhà nước cùng tri ân các liệt sĩ. Đã có nhiều đội quy tập đi tìm hài cốt liệt sĩ và đến nay đã tìm được nhiều hài cốt liệt sĩ nữa đưa về".

Hồi ức của vị tướng từng trực tiếp tham gia 3 cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc - Ảnh 8.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên, tháng 7/2022. Ảnh: Việt Văn

"Chúng ta hướng tới tương lai nhưng không được quên quá khứ. Quên quá khứ là có tội với lịch sử, có tội với những người đã đổ máu hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Tâm niệm của tôi sau hơn 30 năm kết thúc các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là nhân dân ta được sống hoà bình và hữu nghị với tất cả nhân dân các nước", Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy bày tỏ.

"Tôi có 4 con trai, trong đó có 3 người con đều từng tham gia vào quân đội. Suốt thời gian công tác, mấy chục năm vợ chồng cho đến lúc về hưu nhưng tổng cộng thời gian ở bên nhau chỉ khoảng hơn 1 năm. Thời điểm tôi lên biên giới, thật sự gánh nặng gia đình lại trút lên vai vợ. Tôi biết ơn bà ấy, không có bà ấy nuôi dạy con cái, chăm lo cho gia đình, tôi đã không được như ngày nay", ông Nguyễn Đức Huy tâm sự.

Xem thêm video:

Quốc khánh 2/9: Đường phố rực rỡ cờ hoa, người dân rộn ràng vui Tết Độc lập

Chí Công
Ý kiến của bạn