Hội thảo Khoa học Y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất: Kế thừa, phát huy và phát triển

30-10-2020 11:00 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Ngày 30/10/2020 tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế, tổ chức Hội thảo Khoa học Y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất với chủ đề Kế thừa, phát huy, phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam.

Nhiều loài dược liệu quý có nguy cơ mai mộtNhiều loài dược liệu quý có nguy cơ mai một

SKĐS - Chưa quy hoạch vùng trồng rộng rãi, khai thác tự phát, nhận thức về giá trị một số loài dược liệu không đúng… khiến không ít loài dược liệu quý ở Việt Nam đứng trước nguy cơ biến mất.

Tham dự Hội thảo có đại diện Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền và một số đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế; Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, Lãnh đạo huyện đảo Phú Quốc; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các nhà khoa học đến từ các trường Đại học Y dược, Viện nghiên cứu, Bệnh viện YHCT các tỉnh, thành phố; Hội nghề nghiệp lĩnh vực y, dược cổ truyền thuộc các tỉnh, thành phố; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực y dược cổ truyền và các đơn vị liên quan.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế rất quan tâm đến lĩnh vực y dược cổ truyền, ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết: Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư về phát triển nền đông y và Hội đông y trong tình hình mới; Nghị quyết số 20-NQ/TW của BCH TW về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới; Quyết định 2166/QĐ-TTg ngày 31/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Đặc biệt là Quyết định số 1893/QD-TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 và nhiều văn bản khác.

Nhằm thực hiện có hiệu quả về chủ trương, chính sách của Đảng và sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với phát triển y dược cổ truyền và phát huy được lợi thế của Y Dược cổ truyền Việt Nam, Hội thảo cũng là cơ hội lớn cho các nhà khoa học, các đồng nghiệp tăng cường hiểu biết, trao đổi và hợp tác để có những đóng góp tích cực trong việc phát huy, phát triển Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hội thảo Khoa học Y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất: Kế thừa, phát huy và phát triển - Ảnh 2.

Toàn cảnh hội thảo

Theo đó, Hội thảo đã nhận được 81 báo cáo tham luận, trong đó có 26 báo cáo kết quả nghiên cứu về lâm sàng, 15 báo cáo kết quả trong nghiên cứu điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc, 12 báo cáo kết quả trong nghiên cứu thực nghiệm, 10 báo cáo kết quả về nghiên cứu bào chế, nghiên cứu về dược liệu và 18 báo cáo về kết quả nghiên cứu về chính sách, khảo sát, nghiên cứu lý luận.

Hội đồng khoa học của Hội thảo đã chọn ra 30 báo cáo thuộc các lĩnh vực khác nhau để các tác giả, nhóm tác giả báo cáo tại hội trường. Những báo cáo còn lại sẽ được các tác giả trình bày dưới dạng Poster để giới thiệu tại Hội thảo. Sau Hội thảo, báo cáo của các tác giả, nhóm tác giả sẽ được gửi cho Tạp chí nghiên cứu y dược cổ truyền Việt Nam tiến hành xuất bản số đặc biệt chào mừng Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế rất quan tâm đến lĩnh vực y dược cổ truyền, ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết: Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư về phát triển nền đông y và Hội đông y trong tình hình mới; Nghị quyết số 20-NQ/TW của BCH TW về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới; Quyết định 2166/QĐ-TTg ngày 31/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Đặc biệt là Quyết định số 1893/QD-TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 và nhiều văn bản khác.

Giá trị khoa học của bảo tồn tại chỗ các loài dược liệuGiá trị khoa học của bảo tồn tại chỗ các loài dược liệu

SKĐS - Bảo tồn nguồn gen cây thuốc cũng chính là các đầu mối cung cấp giống ban đầu cho các vườn cây thuốc tại địa phương, bệnh viện, trường học và các lương y có nhu cầu trồng cây thuốc.



PV
Ý kiến của bạn