Hồi sinh sự sống cho bệnh nhi 8 tháng tuổi người Lào

21-09-2022 18:53 | Y tế
google news

SKĐS - Bệnh nhi 8 tháng tuổi người Lào mắc tim bẩm sinh, hẹp khí quản phức tạp đã được các bác sĩ BV Nhi Trung ương điều trị thành công.

Bệnh nhi P.S (8 tháng tuổi) người Lào, sinh ra trong gia đình có 3 người con, 2 người còn lại hoàn toàn khỏe mạnh duy chỉ có bé P.S.

Trong suốt quá trình mang thai và khi sinh ra, bé không có dấu hiệu gì bất thường. Khi trẻ được 8 tháng tuổi, thì xuất hiện ho nhiều, ăn uống kém, gia đình đưa bé đi khám tại bệnh viện của Lào phát hiện bé mắc tim bẩm sinh.

Sau nhiều lần tìm kiếm cơ hội chạy chữa cho con tại Lào không thành, gia đình đưa bé  sang Việt Nam với mong muốn có một phép màu đến với con. Dù được phẫu thuật tim bẩm sinh nhưng bé vẫn có triệu chứng rút lõm lồng ngực, khò khè, nên được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương

Ngày 12/8, bé nhập viện trong tình trạng khó thở nặng, rút hõm lồng ngực, khò khè, có những tiếng thở rít rất rõ của hẹp khí quản. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi và phát hiện mức độ hẹp khí quản của trẻ chiếm 2/3 chiều dài của toàn bộ khí quản.

Hồi sinh sự sống cho bệnh nhi 8 tháng tuổi người Lào bị hẹp khí quản trên nền tim bẩm sinh - Ảnh 1.

TS. BS Lê Hồng Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương trực tiếp thăm khám cho bé P.S trước khi ra viện.

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường – Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tim bẩm sinh Fallot 4 gặp ở 3 trên 1.000 trẻ đang sống và chiếm 7 – 10% tất cả các bệnh tim bẩm sinh. Hẹp khí quản là tình trạng khẩu kính của khí quản bị thu nhỏ lại do nhiều nguyên nhân khác khau. Cả Fallot 4 và hẹp khí quản có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị và xử trí kịp thời.

Ở bệnh nhi S. tình trạng tim đã tương đối ổn định, tuy nhiên vấn đề chính là đường thở hẹp ở mức độ trung bình – nặng, có thể ảnh hưởng đến xương vòm của trẻ, do đó bắt buộc phải tạo hình khí quản để bảo vệ tính mạng cho bé.

Các bác sĩ cho biết, ca bệnh này tổn thương và đường đi của khí quản khá phức tạp, trong lần phẫu thuật lần đầu tiên, các bác sĩ đã tạo hình được một phần khí quản phía bên trên. Tuy nhiên, diễn biến sau mổ không thuận lợi, các bác sĩ tiếp tục tiến hành thăm dò thêm thì phát hiện vẫn còn tồn tại đoạn hẹp phía dưới của khí quản.

Một cuộc hội chẩn ngay lập tức được diễn ra tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ quyết định tiếp tục xử lý phần hẹp còn lại, dù lần này có nhiều thách thức hơn. Để đảm bảo cứu sống được cháu bé, toàn bộ êkip phẫu thuật, các đơn vị gây mê, hồi sức của Trung tâm đã lên kế hoạch cẩn thận, chi tiết để đạt được kết quả tốt nhất.

"Ca phẫu thuật khá khó khăn vì phần hẹp khí quản sâu và cháu bé đã trải qua 02 lần phẫu thuật trước đó, rất may là sau khi tiến hành tạo hình lại toàn bộ khí quản và xử lí được đoạn hẹp thì đường thở trẻ trở nên khá hơn rất nhiều. Hiện tại, kết quả thăm dò sau phẫu thuật của trẻ tương đối ổn định, kích thước to như khí quản của trẻ bình thường", BS Thịnh cho biết.

Trong quá trình phẫu thuật, vấn đề gây mê hồi sức của bé cũng gặp khó khăn khi bệnh nhi mới 8 tháng tuổi chỉ nặng 7kg, lại trải qua 03 lần phẫu thuật.

"Ở nhóm bệnh nhân hẹp khí quản, vấn đề kiểm soát đường thở và CO2 sau mổ rất quan trọng. Bệnh nhi này sau mổ áp lực đường thở khá cao, vấn đề thông khí cũng rất khó khăn, mặc dù đã được kiểm soát máy thở, chăm sóc đường thở rất kĩ. Do vậy, sau khi hội chẩn ê kíp đã tiếp tục tạo hình thêm về đoạn hẹp khí quản còn lại" – TS. BS Đặng Văn Thức – Phó Trưởng Khoa Điều trị tích cực Ngoại tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.

Sau 5 ngày, bệnh nhi được rút nội khí quản, được chuyển đến Khoa Hồi sức Nội tim mạch để tiếp tục theo dõi, chăm sóc. Tại đây, bé tiếp tục thở bằng CPAP qua gọng mũi 2 ngày, tiếp đó trẻ được cai máy thở, dần dần đã tự thở tốt. 

Sau khi ổn định và xuất viện, bệnh nhân sẽ quay lại tái khám sau 3 tháng để các bác sĩ đánh giá mức độ hồi phục của trẻ. 

Lạm dụng chất kích thích, nam thanh niên mắc chứng cuồng dâmLạm dụng chất kích thích, nam thanh niên mắc chứng cuồng dâm

SKĐS - Thường xuyên sử dụng các chất kích thích (MDMA, ketamine, mỗi tuần 1 lần), nam thanh niên 24 tuổi (Quảng Bình) mắc các rối loạn tâm thần và hành vi, trong đó có cuồng dâm.


T. Anh
Ý kiến của bạn