Trong đó có 6 cuộc giám sát về thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số; 7 cuộc giám sát về thực hiện Luật Bình đẳng giới. Đối tượng giám sát là UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND cấp xã.
Để tăng thêm hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, Hội Phụ nữ tỉnh mời đại diện của một số sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cùng tham gia thành phần đoàn giám sát.
Giám sát xã hội là hoạt động nằm trong Hoạt động 1: Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương, trong đó có thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, thuộc nội dung 3, Dự án 8 về "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em".
Hoạt động giám sát nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của hội phụ nữ trong giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới.
Đây cũng là dịp để đánh giá thực chất công tác triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 39 trên địa bàn, đảm bảo việc hỗ trợ được triển khai hiệu quả, đúng quy định và đối tượng.
Hoạt động giám sát cũng góp phần phát hiện một số vấn đề từ thực tế, các vấn đề thiết thân của phụ nữ, kịp thời nắm tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ để phản ánh với cấp ủy, chính quyền, MTTQ và hội phụ nữ cấp trên. Phát huy vai trò đại diện của tổ chức hội, của cán bộ hội các cấp trong xây dựng, thực thi, giám sát chính sách pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới.
Sau giám sát, Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai tổng hợp các ý kiến, kiến nghị với các địa phương, cơ quan liên quan thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách pháp luật trên địa bàn.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Đào tạo cô đỡ thôn bản - Khó khăn và thách thức.