Đài Bắc, Đài Loan – Tiếp nối tiến trình thành công của Chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe”, AstraZeneca đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh “Vì Lá Phổi Khỏe” lần 2, quy tụ các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia lâm sàng đầu ngành từ 9 quốc gia trong khu vực Châu Á để chia sẻ các tiến triển của chương trình vào ngày 29 tháng 11 năm 2018, từ đó xây dựng các phương pháp thực hành tốt cho năm 2019. Hội nghị đã cập nhật những kết quả tích cực ban đầu của chương trình:
Trên bình diện khu vực[1]:
- Giúp 75.000 bệnh nhân được chẩn đoán sớm bệnh hô hấp
- Tăng cường năng lực chuyên môn cho hơn 6.000 cán bộ y tế
- Hỗ trợ cập nhật hoặc xây dựng 5 khuyến cáo và hướng dẫn điều trị bệnh
Tại Việt Nam[2]:
- Khám cho 1.660 bệnh nhân, chẩn đoán cho 806 bệnh nhân mới
- Nâng cao nhận thức đúng về bệnh Hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) cho 7.415 bệnh nhân tại 85 câu lạc bộ bệnh nhân
- Đào tạo và cấp chứng nhận cho 19 bác sĩ đa khoa về chẩn đoán, điều trị và quản lý Hen và BPTNMT
- Xây dựng 19 phòng khí dung, tài trợ 492 máy khí dung cho 107 bệnh viện
- Tổ chức 45 buổi họp về chủ đề lạm dụng thuốc cắt cơn (SABA) cho 3.000 cán bộ y tế.
Chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe” là hoạt động hợp tác giữa AstraZeneca, Chính phủ các nước trong đó có Việt Nam và các tổ chức chuyên môn nhằm nâng cao nhận thức đúng cho các bệnh hô hấp như Hen, BPTNMT và ung thư phổi, xây dựng năng lực cho hệ thống y tế nhằm quản lý điều trị tốt nhóm bệnh này ở mỗi nước. Đến nay, 5 biên bản ghi nhớ với các Chính phủ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã được ký kết và 15 quan hệ đối tác chính thức[3] đã được xây dựng để cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe bệnh hô hấp, tiếp cận gần nửa triệu bệnh nhân trong khu vực.
Bước sang năm 2019, các hoạt động sẽ được tập trung vào việc mở rộng ảnh hưởng của chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe” để mang lại lợi ích cho nhiều bệnh nhân hơn. Các đội ngũ chuyên trách tại mỗi quốc gia sẽ cần vượt qua các thách thức như:
- Hỗ trợ cải cách mạnh mẽ hơn để vượt qua các thách thức hiện hữu trong công tác quản lý và điều trị bệnh hô hấp
- Nâng cao công tác đánh giá hoạt động của chương trình, tập trung vào các dữ liệu về tính hiệu quả, mức độ tác động của chương trình
- Chia sẻ các dữ liệu mới với các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia đầu ngành nhằm chứng minh giá trị của chương trình về mặt cải thiện lâm sàng
PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng TP.HCM nhận định: “Chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe” đã bước đầu thể hiện vai trò nền tảng trong cải thiện quản lý bệnh hô hấp một cách toàn diện, nhanh chóng và hiệu quả. Chương trình đã đi đầu trong việc hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh hen và BPTNMT, giúp tăng đáng kể hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ lên cơn cấp cho bệnh nhân, bớt đi gánh nặng kinh tế y tế, cũng như sử dụng tối ưu nguồn lực bảo hiểm.”
GS.TS.BS Ngô Quý Châu, Giám đốc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam, phó trưởng ban điều hành dự án phòng chống hen phế quản và BPTNMT - Bệnh viện Bạch Mai phát biểu: “Tiêu chí Đơn vị quản lý hen phế quản và BPTNMT được Bộ Y Tế ban hành tháng 9 vừa qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe” tại Việt Nam. Ở giai đoạn 2019, chúng tôi sẽ đẩy mạnh phối hợp với các đối tác trong công tác triển khai, đồng thời đánh giá kết quả của chương trình này làm cơ sở đề xuất với Bộ Y tế những biện pháp nhằm đạt hiệu quả bền vững.”
Bệnh hen ảnh hưởng đến 315 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới[4], hơn 107 triệu người ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đang sống với bệnh hen[5].
Tại Việt Nam, có 4,1% dân số bị mắc bệnh hen, nhưng chỉ có 29,1% trong số đó được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen[6]. Trong khi đó, tỷ lệ mắc BPTNMT khoảng 4,2% dân số trên 40 tuổi[7] và 37,5% người mắc BPTNMT trưởng thành được ghi nhận có triệu chứng nghiêm trọng[8], điều này gây ảnh hưởng đến công việc và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Bà Lucy Dance, Giám đốc Đối ngoại Chính phủ, AstraZeneca khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đại diện chương trình "Vì Lá Phổi Khỏe” châu Á cho biết: “Bệnh hô hấp đang trở thành một vấn đề lớn trong khu vực với tỷ lệ tử vong ngày một tăng do mức độ nhận thức thấp về bệnh và công tác quản lý bệnh còn nhiều thách thức. Chúng tôi tự hào bởi chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe” đã ghi nhận những thành công bước đầu rất đáng khích lệ. Tuy vậy, còn rất nhiều điều cần phải làm, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các quan hệ hợp tác để đẩy nhanh tiến trình và vượt qua những rào cản nhằm mang lại những lợi ích thiết thực, lâu dài cho bệnh nhân và cộng đồng. Thông qua hội nghị “Vì Lá Phổi Khỏe”, chúng tôi mong muốn Đội ngũ chuyên trách thắt chặt các quan hệ hợp tác và chia sẻ phương pháp triển khai tốt nhất nhằm nhân rộng kết quả của chương trình trên toàn khu vực.”
Dịp này, Ban tổ chức cũng chính thức công bố Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức hội nghị khoa học thường niên của Hội Hô hấp châu Á Thái Bình Dương từ ngày 14 - 17/11/ 2019 tại Hà Nội. Đây là cơ hội lớn để các cán bộ y tế trong nước tiếp cận những kiến thức y khoa mới nhất và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trên thế giới, giúp cập nhật phương pháp điều trị tiên tiến cho bệnh nhân hô hấp tại Việt Nam.
Về chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe”
AstraZeneca đã triển khai chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe” Châu Á tại 9 quốc gia khu vực trong đó có Việt Nam, với mục tiêu nâng cao nhận thức cho các nhà hoạch định chính sách về bệnh hô hấp như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi, đồng thời xây dựng năng lực cho hệ thống y tế để quản lý các bệnh này.
Năm 2017, chương trình đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của các Đội chyên trách bệnh hô hấp, thúc đẩy vận động chính sách và các sáng kiến chính sách ở tầm quốc gia nhằm cải thiện tình trạng cho bệnh nhân. Năm 2018, Hội nghị thượng đỉnh “Vì Lá Phổi Khỏe” tập hợp các đại diện của Nhóm công tác để thảo luận về tiến độ so với các mục tiêu đã đề ra, chia sẻ các phương pháp thực hành tốt và lên kế hoạch cho năm tiếp theo.
Về AstraZeneca AstraZeneca là tập đoàn toàn cầu về dược phẩm sinh học dựa trên phát minh, chuyên nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa các thuốc điều trị chuyên biệt mới trong các lĩnh vực điều trị chính bao gồm Ung thư, Tim mạch, Thận - chuyển hóa và Hô Hấp. AstraZeneca hiện đang hoạt động tại hơn 100 quốc gia và các loại thuốc phát minh của doanh nghiệp đang được hàng triệu bệnh nhân trên thế giới tin dùng Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.astrazeneca.com hoặc theo dõi tài khoản Twitter của chúng tôi @AstraZeneca |
[1] Healthy Lung Playbook (Document number SG-2061) page 1, Nov 2018
[2] Dữ liệu tính tới thời điểm 11/2018
[3] Healthy Lung Playbook (Document number SG-2061) page 1, Nov 2018
[4] To T et al. Global asthma prevalence in adults: findings from cross-sectional world health survey. BioMed Central Public Health. 2012: 12(204)
[5] World Health Organization, Global status report on non-communicable diseases 2014.
[6] Thuy Hanh Tran, Van Doan Nguyen. Epidemiology of adults asthmatics in Viet Nam: results from cross-sectional study nationwide. 23rd ASCIA 2012
[7] Nhung NV, Sy DN. National prevalence survey of chronic obstructive pulmonary disease in Viet Nam. 42nd Union World Congress on Lung Health. 2011
[8] Lim et al. Impact of chronic obstructive pulmonary disease (COPD) in the Asia-Pacific region: the EPIC Asia population-based survey. Asia Pacific Family Medicine (2015) 14:4