Hoạt động nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719).
Tại tỉnh Yên Bái hiện có khoảng 30 dân tộc, trong đó đông đảo nhất là các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Mông… theo đánh giá trên toàn quốc, tỷ lệ mang gene của dân tộc Mông là 6,72%; Tày 26,11%; Dao 25,46%… Với đặc điểm mang gene như vậy ước tính tỷ lệ trẻ sinh ra bị bệnh thalassemia/ bệnh huyết sắc tố trong 1.000 ca sinh của tỉnh Yên Bái đối với nhóm dân tộc này là khoảng 1,61%.
Tan máu bẩm sinh (hay còn gọi thalassemia) là bệnh lý di truyền và hiện nay đang gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dân số, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo kết quả khảo sát năm 2017, ở Việt Nam có khoảng trên 13 triệu người mang gene bệnh thalassemia (chiếm khoảng 14% dân số). Người bị bệnh và mang gene bệnh có ở tất cả các tỉnh/thành phố và các dân tộc trên toàn quốc.
Theo dự đoán, trong những năm tiếp theo, tỷ lệ này ngày càng tăng do số trẻ mang gene được sinh ra. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dân số và sự phát triển giống nòi cũng như gánh nặng về y tế và kinh tế xã hội đối với tỉnh Yên Bái.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được trang bị những kiến thức cơ bản về phòng, chống bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là những nội dung cấp thiết để các cán bộ làm công tác y tế, dân số – kế hoạch hóa gia đình… tại tỉnh Yên Bái triển khai hoạt động này tại địa phương.
Hoạt động bước đầu có đánh giá sơ bộ về tỷ lệ người mang gene bệnh thalassemia đối với đối tượng thanh, thiếu niên từ đó xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm theo dõi, quản lý và điều trị bệnh thalassemia trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Một già làng vùng dân tộc Raglai ở Khánh Hòa kiên trì vận động xây nên những ngôi nhà mới.