Hội nghị khoa học và giao ban Chương trình Chống lao Quốc gia

23-03-2016 20:44 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Bộ Y tế, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG) đã tổ chức Hội nghị khoa học và Giao ban CTCLQG năm 2015, trọng tâm hoạt động năm 2016.

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu và diễn ra trong không khí vui mừng, phấn khởi với sự góp mặt của ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Nguyễn Đình Thuyên - hàm Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, GS. Nguyễn Đình Hường - Chủ tịch Tổ chức các đối tác phòng chống lao Việt Nam (VSTP), PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ - Chủ tịch Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung - Chủ nhiệm CTCLQG, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, đại diện các vụ, cục thuộc Bộ Y tế, Bộ Công an..., các hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ,... các đối tác quốc tế như Woolcock, KNCV, PATH, CHAI, OUCRU, CDC,... cùng đại diện của CTCL 63 tỉnh thành phố.

Tại hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh: “Bệnh lao đã tồn tại hàng ngàn năm và nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn lao đã được biết đến 134 năm, nhưng đến nay căn bệnh này vẫn gây ra cái chết cho gần 2 triệu người trên thế giới mỗi năm. Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều thành tựu trong việc kiểm soát bệnh lao nhưng đến nay số người chết do lao mỗi ngày là 46 người, hiện nay phương tiện chẩn đoán có những tiến bộ mang tính đột phá và theo tính toán Việt Nam có thể đạt được việc chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu nhưng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức... Trong thời gian qua, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ làm mô hình điểm trong việc triển khai nghiên cứu kết thúc bệnh lao trong giai đoạn mới, Bệnh viện Phổi Trung ương - CTCLQG đã thành lập Trung tâm Victory nhằm xây dựng một mạng lưới nghiên cứu lao và bệnh phổi bao gồm các đơn vị và cá nhân trong nước, quốc tế nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để góp phần vào Chiến lược toàn cầu thanh toán bệnh lao.

Điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh: TM

Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Bộ Y tế, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG) đã tổ chức Hội nghị khoa học và Giao ban CTCLQG năm 2015, trọng tâm hoạt động năm 2016.

Với nhiệm vụ trọng tâm đó, Hội nghị khoa học về lao và kiểm soát lao đã tập hợp được gần 140 bài báo trong nước và 155 bài báo quốc tế của các đồng nghiệp nghiên cứu về lao và kiểm soát lao tại Việt Nam. Đây là nền tảng cho Trung tâm Victory thực hiện nhiệm vụ, xây dựng và triển khai Chiến lược nghiên cứu quốc gia tiến đến kết thúc bệnh lao ở Việt Nam. Nghiên cứu là nền tảng để xác định mục tiêu và hướng đi cho công cuộc thanh toán bệnh lao. Hiện chúng ta đang thiếu hụt về kiến thức, kinh phí. Vai trò của nghiên cứu trong thực hành về y khoa. Cần có sự hợp tác trong nghiên cứu để có cỡ mẫu lớn, tính đại diện, tăng tính chủ động, tăng nguồn lực, nguồn tài chính, uy tín và khả năng ứng dụng. PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung cũng giới thiệu mô hình Evidence Pyramid từ nghiên cứu thực nghiệm đến ca lâm sàng, nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho đến nghiên cứu hệ thống. Nhiệm vụ của Trung tâm Hợp tác nghiên cứu lao và bệnh phổi Việt Nam (Victory): Thực hiện tốt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cuả bệnh viện, xây dựng và phát triển mạng lưới nghiên cứu khoa học công nghệ: thực hiện cột trụ thứ III trong Chiến lược thanh toán bệnh lao toàn cầu, nâng cao chất lượng áp dụng khoa học công nghệ, xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược nghiên cứu bệnh lao... Nguồn tài chính: tranh thủ nguồn lực trong nước và quốc tế, vốn ngân sách và xã hội hóa. Khuyến khích tất cả các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước tham gia. Các hình thức hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế: hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, triển khai, vận động tài trợ và hỗ trợ triển khai...

Tại buổi giao ban, TS. Nguyễn Bình Hòa - Thư ký CTCLQG đã trình bày tổng quan các nghiên cứu lao đã được triển khai tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015 và giới thiệu Kế hoạch nghiên cứu quốc gia với các nghiên cứu ưu tiên cho giai đoạn 2016 -2020: TS giới thiệu khái quát các nghiên cứu về lao như điều tra mắc lao toàn quốc, phát hiện lao ở người tiếp xúc, điều trị lao, chi phí trong chẩn đoán và điều trị lao (đảm bảo 0% các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi chi phí trong quá trình phát hiện và điều trị lao), xét nghiệm - kháng thuốc, lao kháng thuốc (điều tra dịch tễ lao kháng thuốc lần thứ 4 ở Việt Nam), lao/HIV, lao trẻ em, dinh dưỡng và đái tháo đường. Kế hoạch nghiên cứu quốc gia: cắt giảm nguồn lây để giảm lây nhiễm, can thiệp dự phòng, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu dịch tễ, nghiên cứu tác nghiệp và ứng dụng, nghiên cứu chính sách và hệ thống y tế. Định hướng là điều trị mắc lao toàn quốc, nghiên cứu thí điểm ứng dụng Bedaquiline, phác đồ 9 tháng, nghiên cứu V-Quin,...

Hội nghị cũng đề cập đến kết quả triển khai các nghiên cứu thuộc TBTC - Hợp tác NTP-UCSF, kết quả triển khai nghiên cứu ACT2, ACT3 và kế hoạch triển khai V-Quin - Hợp tác NTP-Sydney University. Định hướng nghiên cứu của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch: nằm trong định hướng và chiến lược nghiên cứu quốc gia (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu điều hành, nghiên cứu triển khai, lao màng não, lao trẻ em,...), đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế. Lĩnh vực hợp tác của KNCV-CTCLQG: hỗ trợ kỹ thuật, triển khai và xây dựng năng lực NCKH cho cán bộ CTCLQG, cụ thể gồm: Tư vấn/hỗ trợ kỹ thuật và triển khai nghiên cứu, triển khai chương trình đào tạo TS tại Trường ĐH Amsterdam, 4 điều tra kháng thuốc toàn quốc, trên 50 bài báo của CTCL phát hành trên các tạp chí quốc tế, tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học, triển khai thí điểm xét nghiệm Genexpert trên 50 tỉnh thành phố, đánh giá triển khai thí điểm chiến lược mới quản lý lao trẻ em, điều tra mắc lao toàn quốc lần 2, đánh giá kỹ thuật chẩn đoán mới CAD4 TB để phát hiện bệnh lao ở Việt Nam.


CTCLQG
Ý kiến của bạn