Hà Nội

Hội nghị Khoa học Hội Lọc Máu Việt Nam lần thứ IV: Nơi hội tụ nhiều chuyên gia lọc máu hàng đầu cả nước

19-10-2024 08:00 | Y tế
google news

Tuy mới thành lập năm 2020, nhưng lọc máu Việt nam đã có lịch sử 52 năm phát triển. Dù vậy, sự phát triển mạnh mẽ nhất của lọc máu bắt đầu từ cuối những năm 2000, khi mà Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản cho phép thành lập thận nhân tạo tại tuyến tỉnh từ năm 2005 và tuyến huyện năm 2014.

PV: Thưa ông, Hội nghị Khoa học Hội Lọc máu Việt Nam lần thứ IV được tổ chức tại TP.HCM với chủ đề: Biến chứng tim mạch trong lọc máu: Thách thức trong chẩn đoán và điều trị. Vì sao tại hội nghị khoa học lần thứ IV năm 2024 lại chọn chủ đề này?

TS Nguyễn Hữu Dũng: Đến nay, Hội Lọc Máu Việt Nam (VDA) đã tổ chức thành công 4 Hội nghị khoa học toàn quốc và nhiều Hội nghị trực tuyến. Mỗi Hội nghị Khoa học - Hội Lọc Máu Việt Nam đều lấy một chủ đề làm trọng tâm nhằm mục đích nâng cao năng lực chuyên môn cho các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và người bệnh bệnh thận mạn và điều trị thay thế thận.

Hội nghị Khoa học Hội Lọc Máu Việt Nam lần thứ IV: Nơi hội tụ nhiều chuyên gia lọc máu hàng đầu cả nước- Ảnh 1.

TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội Lọc Máu Việt Nam

Người bệnh lọc máu có thể mắc phải rất nhiều các bệnh lý khác nhau. Các bệnh lý đó chỉ có thể gặp riêng ở người bệnh mắc bệnh thận mạn ngoài các bệnh lý tim mạch gồm thiết máu và các rối loạn tiểu cầu, bạch cầu; bất thường về đông máu, các bệnh lý chất khoáng xương, các rối loạn tâm sinh lý, xã hội, bệnh thần kinh cơ, rối loạn tâm thần và giấc ngủ... Nguyên nhân nhiều bệnh lý chưa rõ ràng, nhưng được cho là phần lớn gây ra bởi những độc tố tăng ure máu với hơn 130 độc tố, các bất thường về nội tiết... Dù thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng có thể lọc được các độc tố có kích thước nhỏ, nhưng rất hiều độc tố có kích thước lớn là khó giải quyết, dẫn đến tích lũy trong cơ thể người bệnh. Cùng với đó là các rối loạn nội tiết, cân bằng kiềm toan cũng gây ra những khó khăn điều trị nhất định.

Các biến chứng trên thường diễn ra đồng thời, và ảnh hưởng lẫn nhau và thường làm bệnh lý trầm trọng thêm. Một trong những biến chứng đích cuối cùng của người bệnh lọc máu là các biến chứng về tim mạch. Người bệnh có thể mắc cao huyết áp, phì đại thất trái, suy tim xung huyết, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành... và tử vong. Tử vong do biến chứng tim mạch ở người bệnh lọc máu là nguyên nhân tử vong hàng đầu, nhiều báo cáo cho thấy tử vong do tim mạch có thể lên đến 31% nguyên nhân tử vong, tiếp theo là nhiễm trùng là 23%, bệnh lý ác tính là 8%.

Chính vì vậy, để có được một quả tim khỏe mạnh là một vấn đề còn nhiều thách thức. Người bệnh và nhân viên y tế cần phải hiểu rõ là cần phải thực hiện lọc máu đầy đủ, duy trì một lối sống lành mạnh, phòng ngừa đồng thời nhiều biến chứng liên quan đến biến chứng tim mạch. Đây chính là lý do mà Hội Lọc máu lựa chọn chủ để này trong Hội nghị năm 2024 này.

PV: Nước ta hiện có hơn 400 đơn vị chạy thận nhân tạo và cung cấp dịch vụ lọc máu cho khoảng 33.000 bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối, nhu cầu được lọc máu gần nhà là mong mỏi chính đáng của người bệnh, vì sao chúng ta chưa phủ khắp được hệ thống lọc máu đến các bệnh viện tuyến huyện thưa ông?

TS Nguyễn Hữu Dũng: Từ năm 2021, Hội Lọc Máu Việt Nam đã thực hiện thống kê dữ liệu lọc máu hàng năm. Mong muốn của người bệnh được lọc máu gần nhà cũng là mong muốn của những người thầy thuốc chúng tôi. Khi người bệnh được lọc máu gần nhà, người bệnh sẽ rút ngắn quãng đường, thời gian và chi phí di chuyển, chủ động trong bố trí hợp lý thời gian điều trị và làm việc, học tập, từ đó giúp người bệnh có thể tự chủ trong chăm sóc và duy trì cơ hội việc làm, hạn chế sự phụ thuộc về chăm sóc và tài chính của người thân...

Hội nghị Khoa học Hội Lọc Máu Việt Nam lần thứ IV: Nơi hội tụ nhiều chuyên gia lọc máu hàng đầu cả nước- Ảnh 2.

Chuyên gia Hội Lọc Máu Việt Nam hướng dẫn kỹ thuật HD online.

Đến nay, có 33,5% các quận/huyện là có có ít nhất 1 đơn vị thận nhân tạo. Theo thống kê của chúng tôi, nhiều tỉnh, thành chỉ có 1 đến 2 đơn vị lọc máu, đặc biệt là các tỉnh miền núi Tây Bắc, Đông bắc, Bắc Trung bộ và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên... Một số tỉnh có nhiều đơn vị lọc máu nhưng lại tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa. Bên cạnh đó,

Hội Lọc Máu Việt Nam đã, đang phối hợp với UBND các tỉnh, thành, Sở Y tế địa phương phát triển hệ thống lọc máu ở tuyến huyện. Chúng tôi hy vọng, với sự đồng hành, ủng hộ của hệ thống chính trị, cùng quyết tâm của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Sở Y tế đến năm 2030, 100% y tế tuyến huyện đều có hệ thống thận nhân tạo

Bên cạnh đó, thận nhân tạo cũng chưa thu hút được xã hội hóa (chỉ 7,8% đơn vị thận nhân tạo là của bệnh viện ngoài công lập) hay chưa có đơn vị thận nhân tạo tại cộng đồng. Thiếu đơn vị lọc máu hoặc phân bố các đơn vị lọc máu không đồng đều vẫn khiến người bệnh phải di chuyển xa, thậm chí ở trọ để điều trị, gây ra những gánh nặng bệnh tật và xã hội khác kèm theo cho người bệnh.

Việc chưa thể bao phủ hoặc tập trung quá nhiều đơn vị thận nhân tạo ở thành phố lớn có thể do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân có thể là, các tỉnh chưa có lộ trình hoặc kế hoạch triển khai kỹ thuật thận nhân tạo tuyến huyện.

Thiếu điều kiện về cơ sở hạ tầng, nhân lực.

Vốn đầu tư một đơn vị thận nhân tạo lớn, triển khai thận nhân tạo yêu cầu kỹ thuật phức tạp trong khi mức chi trả bảo hiểm y tế lại chưa thể đáp ứng được các chi phí đó.

Máy thận nhân tạo, hệ thống RO cần được theo dõi, bảo trì, kiểm định thường xuyên.

Các điều kiện bên ngoài khác như nguồn nước máy chưa bao phủ hết các quận, huyện.

Nhận thức của xã hội vẫn coi kỹ thuật này là kỹ thuật cao, bệnh nhân thận nhân tạo là bệnh nặng, trong khi ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ coi người mắc bệnh thận mạn là bệnh mạn tính không lây nhiễm, có thể quản lý tại các đơn vị thận nhân tạo tại cộng đồng...

PV: Hội Lọc máu Việt Nam tuy tuổi đời còn non trẻ so với các hội nghề nghiệp của Tổng Hội Y học Việt Nam nhưng những đóng góp của Hội trong ngành Y tế qua 4 năm thành lập là rất lớn, xin ông điểm qua những thành tựu của Hội trong những năm qua?

TS Nguyễn Hữu Dũng: Tuy mới thành lập năm 2020, nhưng lọc máu Việt nam đã có lịch sử 52 năm phát triển. Dù vậy, sự phát triển mạnh mẽ nhất của lọc máu bắt đầu từ cuối những năm 2000, khi mà Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản cho phép thành lập thận nhân tạo tại tuyến tỉnh từ năm 2005 và tuyến huyện năm 2014.

Hội nghị Khoa học Hội Lọc Máu Việt Nam lần thứ IV: Nơi hội tụ nhiều chuyên gia lọc máu hàng đầu cả nước- Ảnh 3.

Bác sĩ của Hội Lọc Máu Việt Nam (thứ 2 từ trái qua) tham gia chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng năm 2020

Từ đó, mỗi năm có đến hàng chục đơn vị thận nhân tạo thành lập mới. Những thành tựu đạt được bao gồm:

- Tham mưu kịp thời cho Chính phủ và Bộ Y tế xây dựng các chính sách liên quan đến lọc máu như Hướng dẫn tổ chức điều trị người bệnh lọc máu trong thời kỳ COVID-19, tham mưu xây dựng Nghị định 96/2023/NĐ-TTg về giải thích một số điều trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2024. Hiện nay, Hội đang tham mưu một số quy định quan trọng như sửa đổi Quyết định 2482 về các quy trình kỹ thuật thận nhân tạo, xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật cho các kỹ thuật lọc máu...

- Tăng cường nâng cao năng lực chuyên môn cho các đơn vị thận nhân tạo. Ngoài việc tổ chức Hội nghị chính thức, Hội còn lập các nhóm trên mạng xã hội như zalo, youtube, fanpage và website, đăng tải nhiều nội dung, bài giảng chuyên môn và các vấn đề chính sách.

- Hội đã xây dựng được mạng lưới tổ chức vững chắc rộng khắp toàn quốc, với 99 Ủy viên Ban chấp hành đảm bảo mỗi tỉnh tối thiểu 1 ủy viên, những thông tin từ Hội viên kịp thời đến với Ban thường vụ Hội và giúp Hội các những phản ánh kịp thời đến Bộ Y tế và các cơ quan, ban ngành khác.

- Hội Lọc máu Việt Nam đã xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với các tổ Quốc tế như Hội Thận học thế giới và Hội thận học Châu Á Thái Bình dương. Đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đã được Hội Thận học thế giới công nhận là đơn vị đào tạo vệ tinh.

- Hội đã tạo được uy tín với các tổ chức từ thiện, các tổ chức phi lợi nhuân, kịp thời hỗ trợ về tài chính người bệnh khi gặp các hoàn cảnh như thiên tai, dịch bệnh.

BAN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ KHOA HỌC HỘI LỌC MÁU VIỆT NAM LẦN THỨ IV TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC NHÀ TÀI TRỢ:

Nhà tài trợ kim cương

VPĐD FRESENIUS KABI ASIA PACIFIC LIMITED TẠI TP. HCM

CÔNG TY TNHH B.BRAUN VIỆT NAM

Nhà tài trợ Vàng:

BOEHRINGER INGELHEIM VIỆT NAM

Nhà tài trợ Bạc:

CÔNG TY CPTM VÀ DƯỢC PHẨM TÂN THÀNH

CÔNG TY TNHH NIPRO SALES VIỆT NAM

Nhà tài trợ Đồng:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)

CÔNG TY TNHH ASTELLAS PHARMA VIỆT NAM

BECTON DICKINSON (BD) - BD HOLDINGS PTE LTD

BAIN MEDICAL TRADING (VIETNAM)

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT THIÊN ẤN

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM GIGAMED

WEGO HEALTHCARE (HK) LIMITED

Đồng tài trợ

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

CÔNG TY TNHH ASTRAZENECA VIỆT NAM

JIANGXI HONGDA MEDICAL EQUIPMENT GROUP LTD.

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM

CÔNG TY FRESENIUS MEDICAL CARE VIETNAM

CÔNG TY TNHH MEDISOL

CÔNG TY TNHH XNK & TMKT THÀNH HƯNG

CÔNG TY TNHH DP. HOÀN NGUYÊN

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ ĐỒNG HỮU

CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM OTSUKA VIỆT NAM

JAFRON BIOMEDICAL CO., LTD

CÔNG TY TNHH ZUELLIG PHARMA VIỆT NAM

Bảo Duy


Ý kiến của bạn