Hội nghị Ban điều phối Liên minh phòng chống lao toàn cầu lần thứ 18 tại Việt Nam

17-03-2010 09:45 | Thời sự
google news

- Tới năm 2005: 70% số người mắc bệnh lao sẽ được chẩn đoán và 85% trong số này sẽ được chữa khỏi.

Các mục tiêu:

- Tới năm 2005: 70% số người mắc bệnh lao sẽ được chẩn đoán và 85% trong số này sẽ được chữa khỏi.

- Tới năm 2015: gánh nặng bệnh lao toàn cầu (tỷ lệ mắc và tử vong) sẽ giảm 50% so với tỷ lệ năm 1990.

- Tới năm 2050: tỷ lệ mắc lao toàn cầu sẽ dưới 1% dân số (thanh toán bệnh lao là một vấn đề y tế công cộng toàn cầu).

Nhiệm vụ:

- Đảm bảo mỗi bệnh nhân lao được chẩn đoán, điều trị và chữa khỏi hiệu quả.

- Ngăn chặn nguồn lây bệnh lao.

- Giảm thiệt hại về kinh tế và xã hội bất bình đẳng của bệnh lao.

- Xây dựng và triển khai những công cụ và chiến lược mới về dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh lao.

Nhằm đạt được những nhiệm vụ và biến tầm nhìn trở thành hiện thực, Liên minh phòng chống lao đã xây dựng những mục đích dưới đây:

- Tăng cường việc sử dụng rộng rãi và thông minh hơn những chiến lược sẵn có nhằm ngăn chặn sự lây lan bệnh lao thông qua:

- Tăng việc tiếp cận chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả bằng cách thúc đẩy triển khai DOTS nhằm đạt được các mục tiêu toàn cầu về phòng chống lao; và:

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ về số lượng và chất lượng của các thuốc điều trị lao.

- Xây dựng chiến lược tập trung giải quyết những thách thức mới từ những hiểm hoạ khẩn cấp bằng việc:

- Chỉnh sửa DOTS để phòng chống và quản lý lao kháng đa thuốc và giảm tác động của bệnh lao liên quan tới HIV.

- Thúc đẩy công tác thanh toán bệnh lao bằng việc:

- Tăng cường nghiên cứu và phát triển các loại thuốc, phương pháp chẩn đoán và vaccin lao mới; và:

- Tăng cường chỉnh sửa bổ sung những công cụ mới, đảm bảo cung cấp và sử dụng phù hợp.

 Nhiều bệnh nhân đã mắc phải vi khuẩn lao kháng thuốc.

Các văn kiện của Liên minh

- Khung hành động ban đầu của Liên minh phòng chống lao.

- Tuyên bố Amsterdam của Hội nghị cấp Bộ trưởng về bệnh lao và phát triển bền vững (2000).

Hội nghị cấp Bộ trưởng về bệnh lao và phát triển bền vững, tổ chức tại Amsterdam, Hà Lan vào ngày 24/3/2000, đã đưa ra lời kêu gọi tăng cường hành động phòng chống bệnh lao.

- Cam kết Washington (2001).

Ngày 22-23/10/001, tại Washington, DC, Hoa Kỳ, từ diễn đàn, Liên minh phòng chống lao đã cam kết triển khai mạnh mẽ hơn tuyên bố Amsterdam về phòng chống bệnh lao.

- Tăng cường cam kết phòng chống bệnh lao (2004).

Ngày 24-26/3/2004, tại New Delhi, Ấn Độ, Liên minh phòng chống lao đưa ra cam kết tăng cường các nỗ lực và thúc đẩy hành động nhằm đạt được các mục tiêu chống lao toàn cầu vào năm 2005.

Vai trò của TCYTTG

TCYTTG có vai trò kép trong Liên minh phòng chống lao. Với tư cách là cơ quan hàng đầu trong Liên minh, TCYTTG hướng dẫn về chính sách toàn cầu và có đại diện thường trực trong Ban điều phối Liên minh phòng chống lao. TCYTTG cũng là cơ quan đặt trụ sở của Nhóm thư ký Liên minh phòng chống lao được hưởng lợi từ các cơ chế của TCYTTG. Nhóm thư ký tuân theo các quy định và luật lệ của TCYTTG về các vấn đề quản lý hành chính, tài chính, nguồn nhân lực, nếu cần có thể yêu cầu những thay đổi nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của Liên minh phòng chống lao.

Tổ chức Liên minh phòng chống lao của các quốc gia

Đến nay đã có 11 nước trên thế giới đã thành lập Liên minh phòng chống lao quốc gia (Brazil, Canada, Ghana, Iran, Italy, Indonesia, Japan, Mexico, Philippines, Switzeland, Uganda).

Tại Việt Nam, Chương trình chống lao quốc gia đang đứng trước những cơ hội sẵn có cũng như những thách thức trước mắt và trong tương lai của hoạt động phòng chống lao. Để tập trung sức mạnh về trí tuệ và nguồn lực nhằm đảm bảo cho công tác phòng chống lao có hiệu quả và bền vững, việc thành lập một Liên minh phòng chống lao Việt Nam là một yêu cầu cần thiết.

Ngày 16/6/2008, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Y tế - Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuyên, Chương trình chống lao quốc gia đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất bàn về việc thành lập Liên minh phòng chống lao với sự tham gia của các đối tác là các tổ chức trong nước và quốc tế. Sau hội nghị đó, Bộ Y tế đã đồng ý về chủ trương thành lập Liên minh và cho phép Chương trình chống lao quốc gia triển khai các bước cần thiết để thành lập Liên minh.

Ngày 19/8/2008, Chương trình chống lao tổ chức hội nghị các đối tác lần thứ hai. Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận cam kết tham gia vào Liên minh phòng chống lao Việt Nam.

Tại Hội nghị nhóm tư vấn chiến lược chống lao của khu vực Tây Thái Bình Dương Tokyo tháng 6 năm 2008, Việt Nam đã được nêu tên và coi là nước thứ 12 có Liên minh phòng chống lao quốc gia.

PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ
(Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, Trưởng ban điều phối Hội nghị)

Ý kiến của bạn
Tags: