Hội Lọc Máu Việt Nam bàn giải pháp nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo

25-10-2022 09:00 | Y tế
google news

Hội nghị Khoa học lần thứ II của Hội Lọc máu Việt Nam diễn ra trong 2 ngày cuối tuần vừa qua tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hội nghị đã tập hợp gần 1000 thành viên để nghe các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế báo cao các đề tài khoa học mới nhất.

Hội Lọc Máu Việt Nam bàn giải pháp nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo - Ảnh 1.

Hội nghị khoa học lần thứ II, Hội Lọc máu Việt Nam đã quy tụ được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đến trình bày các báo cáo khoa học

TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam cho biết, Việt Nam có  350 đơn vị chạy thận nhân tạo với nguồn nhân lực 3.500 cán bộ thầy thuốc, số máy chạy thận nhân tạo là hơn 5.500 máy đang thực hiện lọc máu cho khoảng 33.000 bệnh nhân.

Ngành lọc máu Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực Đông Nam Á và có bước phát triển mạnh mẽ tiếp cận với trình độ hiện đại của lọc máu thế giới điển hình với các kỹ thuật như lọc máu chu kỳ, thẩm tách siêu lọc máu bằng dịch bù trực tiếp (HDF online), hấp phụ máu...

Tuy nhiên, lọc máu Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức trước đòi hỏicủa thực tiễn khi bệnh nhân suy thận mạn đang ngày càng trẻ hóa, số người cần phải lọc máu tiếp tục có xu hướng tăng.

Điều đó cho thấy ngành lọc máu Việt Nam cần tiếp tục có sự quan tâm của Bộ Y tế, BHXH Việt Nam về chế độ, chính sách. Tiếp tục quan tầm đến công tác đào tạo  nguồn nhân lực.

Hiện nay đã xuất hiện tình trạng trang thiết bị cho lọc máu còn thiếu, quá tải ở một số đơn vị chạy thận nhân tạo.

Trang thiết bị phục vụ lọc máu còn chậm thay thế, nhiều máy chạy thận nhân tạo có "tuổi đời" trên 10 năn.

Hội nghị khoa học lần thứ II của Hội Lọc máu Việt Nam có sự tham gia trình bày báo cáo của các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ các nước như CHLB Đức, Australia, Thái Lan, Malaysia, Ai Cập, Philippines và các bệnh viện lớn trong toàn quốc như Chợ Rẫy, BV Quân đội 103, BV Việt Đức...

Hội Lọc Máu Việt Nam bàn giải pháp nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo - Ảnh 2.

BS.Michael Etter đến từ CHLB Đức trình bày báo cáo khoa học: Vai trò của muối trong lọc máu: Hướng dẫn thực hành cho các nhà lâm sàng

Nhiều báo cáo hữu ích và có tầm quan trọng đặc biệt như Lọc máu Việt Nam thực trạng và thách thức của TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam (VDA); Một số phương pháp lọc máu mới của GS Khajohn đến từ Thái Lan; Vai trò của muối trong lọc máu: Hướng dẫn thực hành cho các nhà lâm sàng của BS Michael Etter đến từ CHLB Đức; Nguy cơ trong quản lý thiếu máu ở người bệnh mắc bệnh thận mạn tính của GS Mohammed đến từ Ai Cập…

Theo TS Nguyễn Hữu Dũng Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam (VDA), trên thế giới, ước tính năm 2018 có trên 850 triệu người bệnh thận mạn. Tỷ lệ mắc ở nam giới và nữ giới là 10.4% 11.8% và 5,3 – 10,5 triệu người điều trị thay thế thận.

Hội Lọc Máu Việt Nam bàn giải pháp nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo - Ảnh 3.

PGS.TS Lê Việt Thắng, Tổng thư ký Hội lọc máu VN trình bày báo cáo khoa học: Dinh dưỡng miễn dịch sự cần thiết cho bệnh nhân bệnh thận mạn nhiễm COVID-19

Hiện nay số người đã ghép thận ở Việt Nam hiện nay là hơn 4.500. Nhu cầu được ghép thận ở Việt Nam sẽ còn dự báo tăng trong những năm tiếp theo điều đó đặt ra nhiều thách thức cho ngành Lọc máu Việt Nam.

Hội Lọc Máu Việt Nam bàn giải pháp nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo - Ảnh 4.

Hội nghị khoa học lần thứ 2 thu hút nhiều sự quan tâm của thầy thuốc khắp cả nước và chuyên gia quốc tế

Hội nghị khoa học lần thứ 2 với chủ đề: LỌC MÁU HIỆU QUẢ là dịp để các thầy thuốc chuyên ngành lọc máu của cả nước có dịp được cập nhật kiến thức quý báu từ các đồng nghiệp, giáo sư, tiến sĩ...đầu ngành có uy tín trong và ngoài nước từ đó nâng cao trình độ chuyên môn chăm sóc, điều trị bệnh nhân hiệu quả hơn.

Thành công của Hội nghị Khoa học lần thứ II góp phần nâng cao vai trò của Hội Lọc máu Việt Nam trong bề dày thành tích của ngành y tế Việt Nam 77 năm qua.

Thành công của Hội nghị Khoa học lần thứ II, Hội Lọc máu Việt Nam có sự hỗ trợ và đồng hành của nhiều doanh nghiệp

1. Nhà tài trợ Kim cương VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN FRESENIUS KABI

2. Nhà tài trợ Kim cương: CÔNG TY TNHH NIPRO SALES VIỆT NAM

3. Nhà tài trợ Vàng: CÔNG TY CPTM VÀ DƯỢC PHẨM TÂN THÀNH

4. Nhà tài trợ Đồng: VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN BRIDGE HEALTHCARE

5. Nhà tài trợ Đồng: CÔNG TY TNHH FRESENIUS MEDICAL CARE VIỆT NAM

6. Nhà tài trợ Đồng: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OTSUKA VIỆT NAM

7. Nhà tài trợ Đồng: CÔNG TY JAFRON VIỆT NAM

8. Nhà tài trợ Đồng: CÔNG TY ZUELLIG PHARMA VIỆT NAM

9. Nhà tài trợ Đồng: CÔNG TY TNHH MTV VIMEDIMEX BÌNH DƯƠNG

10. Nhà tài trợ Đồng: CÔNG TY TNHH B.BRAUN VIỆT NAM

11. Nhà tài trợ Đồng: CÔNG TY CP DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH

12. Đồng tài trợ: CÔNG TY TNHH ASTELLAS PHARMA VIỆT NAM

13. Đồng tài trợ: CÔNG TY TNHH AMETHYST MEDICAL VIỆT NAM và CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ĐỨC AN

Hội Lọc máu Việt Nam (Viet Nam Dialysis Association –VDA) được thành lập theo Quyết định số 551/QDD-BNV ngày 4 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Năm 2022, Hội Lọc máu Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 50 năm kỹ thuật lọc máu được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam tại BV Bạch Mai.

Sau 2 năm thành lập, Hội Lọc máu đã tham gia tích cực tư vấn chính sách cho Bộ Y tế, BHXH Việt Nam. Đặc biệt là sự tham gia hiệu quả của chuyên gia đầu ngành lọc máu trong việc tham mưu cùng Bộ Y tế xây dựng Quyết định 3639/QĐ-BYT về ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn tổ chức hoạt động lọc máu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong đại dịch COVID-19 vừa qua.

50 năm thực hiện ca lọc máu đầu tiên của Việt Nam50 năm thực hiện ca lọc máu đầu tiên của Việt Nam

SKĐS - Từ 4 máy thận nhân tạo đầu tiên của Việt Nam vào năm 1967 được đặt tại BV Việt Đức và BV Trung ương Quân đội 108, đến nay ngành lọc máu của Việt Nam đã có nhiều bước phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn không ít thách thức.


PV
Ý kiến của bạn