Mùa giải Nobel lại đến với chúng ta. Tháng 10 hàng năm, các ủy ban ở Thụy Điển và Na Uy xướng tên những người chiến thắng trong nhiều giải thưởng khác nhau về khoa học, văn học và kinh tế, cũng như công tác hòa bình. Tổng cộng, có 6 giải Nobel sẽ được trao.
Các giải thưởng Nobel danh giá, dành cho những thành tựu về khoa học, văn học và hòa bình, được tạo ra và tài trợ theo ý muốn của nhà phát minh và doanh nhân người Thụy Điển Alfred Nobel (1833 – 1896). Giải thưởng được trao bắt đầu từ năm 1901, riêng giải thưởng kinh tế học được trao lần đầu tiên vào năm 1969.
Nhà phát minh và doanh nhân người Thụy Điển Alfred Nobel (1833 – 1896).
Không nằm ngoài vùng ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, lễ công bố giải Nobel 2021 cũng phải điều chỉnh do dịch. Năm 2020, một số sự kiện xoay quanh giải thưởng Nobel đã bị hủy bỏ, thay vào đó, ban tổ chức tiến hành buổi lễ trực tuyến cho những người chiến thắng. Lễ trao giải hòa bình Oslo được tổ chức với quy mô nhỏ hơn hầu hết các năm, với số lượng khán giả hạn chế.
Năm nay, Nobel 2021 sẽ được tổ chức kết hợp cả trực tuyến và trực tiếp. Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska (Stockholm, Thụy Điển) cho biết những người đoạt giải sẽ nhận được huy chương và bằng cấp Giải Nobel tại quê nhà vào tháng 12/2021.
Dưới đây là những điều cần biết về các giải Nobel năm nay.
1. Giải Nobel 2021 được công bố khi nào?
Một giải thưởng sẽ được công bố mỗi ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trong tuần này và vào ngày 11 tháng 10. Thông báo được thực hiện tại Stockholm (Thụy Điển) và Oslo (Na Uy), và sẽ được truyền trực tiếp trên các kênh kỹ thuật số chính thức của Giải Nobel.
Giải Nobel y học đã công bố vào thứ Hai ngày 4/10.
Giải Nobel vật lý sẽ được công bố vào thứ Ba ngày 5/10.
Giải Nobel hóa học sẽ được công bố vào thứ Tư ngày 6/10.
Giải Nobel văn học sẽ được công bố vào thứ Năm ngày 7/10.
Giải Nobel hòa bình sẽ được công bố vào thứ Sáu ngày 8/10.
Giải thưởng Nobel kinh tế sẽ được công bố vào thứ Hai, ngày 11/10.
2. Giải thưởng Nobel là gì?
Sáu giải Nobel được trao hàng năm, mỗi giải công nhận đóng góp đột phá của một cá nhân hoặc tổ chức trong một lĩnh vực cụ thể.
Giải thưởng được trao cho y học, vật lý, hóa học, khoa học kinh tế, văn học và công tác hòa bình. Trong đó, giải Nobel Hòa bình thường thu hút sự chú ý nhất vì tầm cỡ của những người và nhóm được đề cử.
Ủy ban Nobel cho biết năm nay có 329 ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình.
Những người từng đoạt giải Nobel Hòa bình bao gồm Kailash Satyarthi và Malala Yousafzai (2014), cựu Tổng thống Barack Obama (2009), Nelson Mandela và FW de Klerk (1993), Dalai Lama Tenzin Gyatso thứ 14 (1989) và Mẹ Teresa (1979).
3. Người chiến thắng giải Nobel nhận được gì?
Những người đoạt giải Nobel sẽ nhận được bằng cấp giải Nobel, huy chương giải Nobel và một tài liệu ghi chi tiết số tiền giải Nobel.
Năm 2020, số tiền giải thưởng đã tăng lên 10 triệu krona Thụy Điển, tương đương khoảng 1,1 triệu USD theo tỷ giá hối đoái hiện hành.
Jennifer A. Doudna, trái, một nhà hóa sinh và Emmanuelle Charpentier, một giáo sư và nhà nghiên cứu người Pháp về vi sinh vật học, di truyền học và hóa sinh, đã nhận được giải Nobel năm 2020 cho công trình nghiên cứu công nghệ chỉnh sửa bộ gen Crispr-Cas9. Ảnh: Alexander Heinl / EPA, qua Shutterstock
4. Người chiến thắng Nobel Y học 2021 là ai?
Giải Nobel Y học 2021 đã thuộc về hai giáo sư người Mỹ là David Julius và Ardem Patapoutian, với các công trình độc lập, nhưng cùng nghiên cứu về phát hiện ra các thụ thể trên da cảm nhận nhiệt độ và xúc giác; và có thể mở đường cho các loại thuốc giảm đau mới.
Cả hai nhà khoa học đã có những khám phá mang tính đột phá, mở ra các hoạt động nghiên cứu, từ đó dẫn đến sự hiểu biết của chúng ta về cách hệ thần kinh của chúng ta cảm nhận các kích thích nóng, lạnh và cơ học tăng lên nhanh chóng.
Tiến sĩ Julius là giáo sư sinh lý học tại Đại học California, San Francisco. Tiến sĩ Patapoutian là một nhà sinh học phân tử và nhà khoa học thần kinh tại Viện Scripps Research ở La Jolla, California.
(Thông tin về các giải Nobel khác sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục)
5. Giải Nobel năm 2020
Năm 2020, giải Nobel Hòa bình gọi tên Chương trình Lương thực Thế giới vì nỗ lực chống lại nạn đói toàn cầu gia tăng trong đại dịch COVID-19.
Xem thêm video đang được quan tâm
Gần trăm ngàn người đổ về miền tây, nhiều tỉnh báo động đỏ.