Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực y tế có quyền hạn gì, bao nhiêu thành viên?

05-11-2023 15:08 | Y tế

SKĐS - Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về dự thảo Thông tư hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế (Hội đồng quản lý).

Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế có thẩm quyền gì?

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật, là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật nhưng tự chủ toàn bộ chi thường xuyên hoặc một phần chi thường xuyên có thể xem xét áp dụng trong trường hợp cần thiết;

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế;

Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực y tế có quyền hạn gì, bao nhiêu thành viên? - Ảnh 1.

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế.

Thông tư này khi ban hành không áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Theo dự thảo, Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

  • Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị;
  • Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc;
  • Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức);
  • Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
  • Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ và quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Dự thảo nêu rõ, Hội đồng quản lý có từ 5 - 11 thành viên, trong đó có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác của Hội đồng quản lý không quá 5 năm.

Theo dự thảo, thành phần Hội đồng quản lý gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng quản lý là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan cấp trên của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; Chủ tịch Hội đồng quản lý không đồng thời là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Đại diện cơ quan quản lý cấp trên và cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập) hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp);
  • Một đại diện cấp ủy (không bao gồm thành viên cấp ủy là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng quản lý), Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên của đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Đại diện lãnh đạo một số phòng, ban trực thuộc của đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có). Trường hợp không có tổ chức trực thuộc thì cử đại diện viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập tham gia Hội đồng quản lý; Thư ký Hội đồng.

Dự thảo nêu rõ, số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định.

Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý

Theo dự thảo, thành viên Hội đồng quản lý cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau: Có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và ý thức kỷ luật tốt; có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao; có trình độ từ đại học trở lên; không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật; độ tuổi đảm bảo để đủ tuổi công tác ít nhất 1 nhiệm kỳ (5 năm);

Đồng thời, không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Chủ tịch Hội đồng quản lý cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau: Đáp ứng tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý; có kinh nghiệm quản lý hoặc chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Dự thảo nêu rõ, Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.

Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực y tế có quyền hạn gì, bao nhiêu thành viên? - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Hội đồng quản lý họp ít nhất 03 tháng một lần và họp bất thường khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên Hội đồng quản lý hoặc có đề nghị của Chủ tịch hội đồng quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên hội đồng tham dự.

Nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của Hội đồng quản lý đồng ý. Các cuộc họp phải ghi thành biên bản, có ý kiến và chữ ký của các thành viên dự họp.

Trong trường hợp không tổ chức cuộc họp thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của tất cả các hợp không tổ chức cuộc họp thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của tất cả các thành viên Hội đồng quản lý để thống nhất quyết nghị. Chủ tịch Hội đồng quản lý ký ban hành nghị quyết, gửi đến các thành viên Hội đồng và cơ quan quản lý cấp trên chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp.

Vì sao Bệnh viện Nhi TW thực hiện được hơn 50 gói thầu thuốc, trang thiết bị y tế?Vì sao Bệnh viện Nhi TW thực hiện được hơn 50 gói thầu thuốc, trang thiết bị y tế?

SKĐS - Kiên trì và linh hoạt - tính đến nay, Bệnh viện Nhi TW đã thực hiện đấu thầu, mua sắm thành công hơn 50 gói thầu trang thiết bị, vật tư y tế và thuốc, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, điều trị các bệnh trọng.

Thái Bình
Ý kiến của bạn