Hội chứng vận mạch tuổi mãn kinh: Kiểm soát thế nào?

SKĐS - Sự thay đổi hormon liên quan đến mãn kinh gây ra một số triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, đau đầu chóng mặt và co thắt cơ các chi…

Những điều nêu trên được gọi là các triệu chứng vận mạch tuổi mãn kinh hay hội chứng vasomotor.

Hội chứng vận mạch tuổi mãn kinh là gì?

Các bác sĩ không biết nguyên nhân gây ra các triệu chứng vận mạch một cách chính xác, mặc dù chúng là một trong những trường hợp xảy ra phổ biến nhất thời kì mãn kinh. Theo Harvard Health Publications, một phụ nữ mãn kinh có thể mắc các triệu chứng vasomotor trong vòng 5 - 7 năm. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, triệu chứng này có thể kéo dài đến 11 năm hoặc thậm chí cả đời.

Các triệu chứng thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ và phần lớn phụ nữ bị các triệu chứng vận mạch. Khi họ trải qua thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như cơn bốc hỏa khiến họ có cảm giác nóng phừng phừng đột ngột vùng ngực, cổ và mặt. Hay một người phụ nữ có thể thức dậy giữa đêm và người ướt đẫm mồ hôi. Hội chứng rối loạn vận mạch có thể gây cảm giác lo lắng và tim đập nhanh…

Nguyên nhân của rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh?

Các bác sĩ cho rằng không có nguyên nhân rõ rệt của các triệu chứng vận mạch trong giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, họ tin rằng việc thiếu một số hormon có thể có tác động. Họ tin rằng việc thiếu hụt hormon làm cho vùng dưới đồi, hoặc một phần của bộ não chịu trách nhiệm về điều chỉnh nhiệt độ và nhạy cảm hơn với sự thay đổi nhiệt độ cơ thể của người phụ nữ.

Các nhà nghiên cứu không rõ tại sao một số phụ nữ lại mắc bệnh này, còn một số khác thì không, hoặc tại sao những cơn nóng giận lại có mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Theo thời gian, triệu chứng này bắt đầu giảm đi và cuối cùng biến mất hoàn toàn. Chỉ có một vài phụ nữ gặp phải những cơn bốc hỏa trong suốt quãng đời còn lại.

Tập thể dục khi còn trẻ tránh nguy cơ vận mạch khi mãn kinh.

Tập thể dục khi còn trẻ tránh nguy cơ vận mạch khi mãn kinh.


Biến chứng của rối loạn vận mạch

Các triệu chứng rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh có thể dẫn đến chứng mất ngủ kéo dài. Một số phụ nữ trải qua các triệu chứng rối loạn vận mạch mãn kinh có triệu chứng mất ngủ mãn tính, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn. Phụ nữ có triệu chứng rối loạn vận mạch cũng có nguy cơ cao hơn với bệnh tim, loãng xương. Xơ vữa động mạch sớm sẽ làm cứng các động mạch có thể  tăng nguy cơ đau tim.

Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù không phải tất cả phụ nữ mãn kinh đều có các triệu chứng vận mạch, nhưng đa phần phụ nữ phải chịu đựng nó. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Hút thuốc: Những phụ nữ hút thuốc có nguy cơ cao phải chịu đựng nhiều hơn những cơn bốc hỏa so với những phụ nữ không hút thuốc.

Béo phì: Những phụ nữ thừa cân thường có nguy cơ cao mắc và kéo dài cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh.

Yếu tố sắc tộc: Phụ nữ Mỹ gốc Phi có tỷ lệ bốc hỏa cao hơn phụ nữ châu Âu. Tuy nhiên, phụ nữ Trung Quốc và châu Á có ít triệu chứng vận mạch hơn so với các đối tác châu Âu.

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Menopause, những phụ nữ tiền sử mang thai có tăng huyết áp, chứng tiền sản giật, có nhiều khả năng gặp các triệu chứng vận mạch trong thời kỳ mãn kinh.

Điều trị như thế nào?

Các bác sĩ có thể kê toa bổ sung estrogen cho phụ nữ có các triệu chứng vận mạch liên quan đến mãn kinh. Tuy nhiên, việc dùng estrogen nhân tạo có liên quan đến các nguy cơ khác, bao gồm cả nguy cơ phát triển ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung. Đôi khi rủi ro còn lớn hơn lợi ích nếu một người phụ nữ dùng estrogen trong suốt 10 năm sau kì kinh cuối cùng của mình.

Phụ nữ dùng estrogen trước 60 tuổi có thể đạt được kết quả tốt hơn và ít rủi ro hơn phụ nữ trên 60 tuổi. Nếu một phụ nữ chọn dùng phương pháp bổ sung hormon thì nên dùng liều thấp nhất và hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.

Một số phụ nữ không muốn dùng estrogen hoặc không thể dung nạp nó, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc khác như: paroxetine, venlafaxine hoặc fluoxetine (chống trầm cảm) hay gabapentin (thuốc chống động kinh), clonidin, (thuốc dùng trị tăng huyết áp). Tuy nhiên, những loại thuốc này không được cho là có hiệu quả như dùng liệu pháp estrogen.

Cách kiểm soát hội chứng vận mạch

Thay đổi lối sống là một trong những cách thức tốt nhất phụ nữ nên làm.

Tránh uống rượu và các yếu tố kích hoạt khác gây ra những cơn bốc hỏa có thể giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh.

Ngoài thuốc theo toa, có nhiều cách thay đổi lối sống mà phụ nữ có thể thực hiện để giảm các triệu chứng mãn kinh của mình như: Tránh các loại thực phẩm có thể gây ra những chứng bốc hỏa, đau đầu chẳng hạn như thực phẩm nhiều gia vị, rượu và những món ăn nóng cho cơ thể, bao gồm cả cà phê hoặc trà. Bỏ thuốc lá vì hút thuốc lá có liên quan đến hoạt động tiêu giảm estrogen, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của người mãn kinh.

Mặc quần áo mát mẻ, dễ chịu tạo cảm giác thư thái.

Mang theo chai nước mát giúp làm dịu cơ thể khi có triệu chứng bốc hỏa.

Tránh tập thể dục ngay trước khi đi ngủ có thể gây tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến khó ngủ. Tập thể dục bui sớm cho kết quả tốt hơn.

Tập thở theo nhịp chậm, sâu khi cảm thấy có triệu chứng vận mạch tuổi mãn kinh. Theo các chuyên gia, điều quan trọng là phụ nữ ở tuổi trung niên phải duy trì sức khỏe tốt từ sớm để ngăn ngừa các triệu chứng vận mạch.

Có rất nhiều phương pháp điều trị không cần đơn thuốc để làm giảm tác động của các triệu chứng vận mạch tuổi mãn kinh, như bổ sung hoặc ăn các thực phẩm giàu chất isoflavone sinh học. Những chất này có chứa các thành phần có cấu trúc tương tự như estrogens và được cho là có tác dụng thay thế estrogen cho cơ thể. Đậu nành và hàu sữa được đánh giá là thực phẩm giàu isoflavone.

Tuy nhiên, ngủ nhiều hơn và không lo lắng, tránh áp lực công việc, giảm stress có thể giúp phụ nữ có cuộc sống đầy đủ hơn, thú vị hơn sau khi mãn kinh.


Mai Hương
Ý kiến của bạn