Cho đến hiện tại, trước khi nhập viện 6 tháng, bệnh nhân bị tăng men gan không rõ nguyên nhân, nhập viện vì sốt. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm Epstein-Barr virus (EBV), có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bị hội chứng thực bào máu. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh phổ rộng và hồi sức tích cực. Hay như một bệnh nhân nữ (37 tuổi, Gia Lai) nhập viện vì sốt ngày thứ 13. Lúc nhập viện, bệnh nhân sốt cao 40,20C, kèm lạnh run, tri giác bứt rứt, tiêu chảy khoảng 4 - 5 lần/ngày không đàm máu, vàng mắt nhẹ, gan lách to, không phát ban da, không đau bụng. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhiễm trùng do EBV và kết quả tủy đồ cho thấy bệnh nhân bị hiện tượng thực bào.
Hội chứng thực bào máu (HCTBM) là bệnh hiếm gặp, số mới mắc ước tính hàng năm là 1/800.000 dân và - 10 trên 1 triệu trẻ em ở Ý, Thụy Điển, và Mỹ. Ngoài trẻ em, bệnh còn có thể gặp ở bệnh nhân người lớn. HCTBM được chia làm 2 loại: nguyên phát và thứ phát, trong đó HCTBM thứ phát thường gặp hơn ở bệnh nhân người lớn. Căn nguyên của HCTBM thứ phát hầu hết do nhiễm trùng, bệnh tự miễn và bệnh lý ác tính. Trong đó nguyên nhân nhiễm trùng chiếm khoảng 50% các trường hợp.
Theo một nghiên cứu tại BV. Bệnh Nhiệt đới trên 99 bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên được chẩn đoán HCTBM liên quan đến nhiễm trùng, có 62 nam (62,6%), và 37 nữ (37,4%), trong độ tuổi từ 15 - 82. Trong đó, nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là 21 - 40, chiếm 46,5%. Tất cả đều nhập viện vì sốt cao. Nhóm nhiễm trùng chiếm tỈ lệ cao nhất là virút: 69,7%, trong đó nổi bậc nhất là Epstein-Barr virus (EBV) chiếm 60,6%. Nhóm nguyên nhân nhiễm vi khuẩn chiếm chỉ chiếm 11,1%; còn lại là nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng. EVB, hay còn gọi là herpesvirus 4 (HHV-4) ở người, là một trong tám loại virút gây bệnh herpes cho người và là một trong những loại virút phổ biến nhất ở người.
Những trường hợp mắc bệnh phân phối tương đối đồng đều ở các khu vực từ Quãng Ngãi trở vào: TP.HCM với 17 (17,2%) ca, khu vực Đông Nam Bộ chiếm 19 (19,2%) ca, các tỉnh miền Tây: 39 (39,4%) ca, các tỉnh miền Trung: 10 (10,1%) ca và các tỉnh Tây Nguyên: 14 (14,1%) ca.
Những năm gần đây, HCTBM không chỉ gặp ở trẻ em mà còn thấy ở cả bệnh nhân người lớn. HCTBM liên quan đến nhiễm trùng thường xuất hiện ở các thể bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao. Sốt là triệu chứng chiếm 100% các trường hợp HCTBM liên quan đến nhiễm trùng. Đây cũng là lý do chính đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Thời gian từ lúc sốt đến nhập viện thay đổi rất lớn, từ 3 ngày đối với nhiễm trùng cấp tính lên đến 5 tháng đối với các nhiễm trùng mạn tính kéo dài.