Năm 2017 đánh dấu cột mốc 50 năm kể từ khi Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) lần đầu tiên được mô tả một cách đầy đủ cùng các biến đổi sinh lý bệnh. Đã có rất nhiều hướng dẫn, quy trình về điều trị ARDS được đưa ra và áp dụng, tuy nhiên ARDS vẫn là vấn đề lớn nhất trong hồi sức cấp cứu với tỉ lệ dẫn đến tử vong lên tới 45%.
Hội chứng nguy hiểm
Suy hô hấp cấp được định nghĩa như một rối loạn hô hấp do các bất thường trong quá trình cung cấp oxy hoặc/và thải trừ carbon dioxide nặng đủ để làm suy giảm hay đe dọa chức năng của các cơ quan sinh tồn. Một số rối loạn lâm sàng có thể dẫn đến ARDS gồm viêm phổi, nhiễm trùng huyết, hít dịch dạ dày, chấn thương nặng… Về mặt sinh lý, ARDS đặc trưng bởi phù phổi tăng tính thấm, thiếu oxy máu động mạch nghiêm trọng và giảm thải carbon dioxide. Phổi của người bệnh ARDS được ví như “một miếng bọt biển đẫm nước”.
Theo báo cáo năm 2005 tại các đơn vị chăm sóc tích cực của Hoa Kỳ,ARDS là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 40% trong 200.000 bệnh nhân nặng hàng năm ở nước này. Còn tại Việt Nam, mặc dù chưa có con số thống kê chính xác nhưng tỷ lệ tử vong do suy hô hấp cấp cũng rất cao.
Điều đặc biệt nguy hiểm của ARDS đó chính là bệnh nhân có thể không có dấu hiệu và triệu chứng ban đầuhoặc dấu hiệu không rõ như khó thở, tụt huyết áp và rất dễ bị bỏ qua. Nhưng sau 6 đến 48 giờ, bệnh nhân tím rõ hơn ở môi, đầu chi, khó thở tăng và nghe phổi thấy có rên ẩm ở hai bên đồng thời có thể nghe tiếng thổi ống.X-quang phổi sẽ cho thấy hình ảnh rõ ràngcủa thâm nhiễm phế nang và khoảng kẽ. Lồng ngực cũng cho thấy sự tổn thương trên khoảng rộng khi chụp CT. Nếu suy hô hấp tiến triển nhanh và bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ tham dự đánh giá cao các cập nhật kiến thức chuyên sâu và mong muốn có cơ hội khai thác các công cụ điều trị ARDS hiệu quả (ảnh minh họa).
Cập nhật hiểu biết mới về ARDS
Thông khí cơ học là biện pháp hỗ trợ điều trị cho tất cảbệnh nhân ARDS. Hiện tại, nhiều hãng sản xuất máy thở đã cho ra đời thế hệ máy thở mới, với nhiều công cụ cao cấp giúp bác sĩ có thể tiến hành thở máy cho bệnh nhân ARDS một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ đó cũng không phải là vấn đề dễ dàng. Tại Việt Nam, điều này càng trở nên khó khăn đối với các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, nơi thiết bị còn thiếu thốn và việc tiếp cận kiến thức cập nhật về ARDS còn hạn chế.
Mới đây nhất, nhằm mang những kiến thức mới về ARDS trên thế giới đến với đội ngũ bác sỹ hồi sức cấp cứu Việt Nam, VietMedical cùng các đối tác đã mời GS.TS.BS Jean-Michel Constantin, đồng chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu Pháp, tác giả của nhiều công trình khoa học về tổn thương phổi và ARDS đăng trên các tạp chí y học danh tiếng trên thế giới, sang Việt Nam để trao đổi hướng tiếp cận mới trong thông khí nhân tạo theo bệnh cảnh ARDS. Gần 230 bác sĩ hồi sức tích cực tại 95 bệnh viện trên cả nước đã được mời tham dự hội nghị này trong ngày 26/10 tại BV Chợ Rẫy, TP.HCM và ngày 27/10 tại BV Bạch Mai, Hà Nội.
Tại hội nghị, GS.Jean-Michel Constantin đã đánh giá lại các nghiên cứu thông khí bảo vệ phổi cho bệnh nhân ARDS hiện hành, trình bày về kết quả phát hiện mới trong phân nhóm điều trị, giúp các bác sĩ hiểu sâu hơn về ARDS, sử dụng các công cụ bảo vệ phổi một cách hữu hiệu khi điều trị ARDS theo bệnh cảnh lâm sàng cá nhân. Ôngcũng giúp các bác sĩ hiểu và sử dụng các công cụ cao cấp trên thế hệ máy thở hiện đại Carescape R860 để thực hiện thông khí bảo vệ phổi cho bệnh nhân như Đo dung tích cặn chức năng (FRC), Tối ưu PEEP và Vt...
Các chuyên gia đầu ngành về thông khí nhân tạo của bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy cũng như toàn bộ bác sĩ tham gia hội thảo đều đánh giá cao cơ hội trao đổi kinh nghiệm và các kiến thức chuyên sâu về phương thức thông khí bảo theo bệnh cảnh lâm sàng cho bệnh nhân ARDS.