Hội chứng suy buồng trứng sớm và cách điều trị

19-05-2016 10:52 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Suy buồng trứng là nỗi ám ảnh của nhiều chị em, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt tình dục mà còn là nguyên nhân gây vô sinh. Do vậy, tìm hiểu nguyên nhân gây suy buồng trứng sẽ giúp chị em hiểu rõ tác nhân bắt đầu từ đâu, từ đó có cách phòng tránh, hạn chế tối đa bệnh xảy ra.

Suy buồng trứng có nguyên nhân do đâu?

Buồng trứng suy yếu ở nữ giới do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, yếu tố chủ đạo là do hàm lượng hocmone estrogen sụt giảm. Cụ thể những nguyên nhân gây ra sự thay đổi này như sau:
- Do rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài, lượng kinh nguyệt luôn thất thường và không ổn định.
- Do việc lạm dụng các chất kích thích hệ thần kinh như thuốc lá, rượu bia, café, cocain,...
- Do người bệnh bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục từ các loại vi khuẩn, vi rút, nấm,...
- Do tình trạng nạo hút thai bừa bãi dẫn tới buồng trứng bị tác động, các nội tiết bị rối loạn.
- Do quá trình điều trị của người bệnh phải cắt bỏ một bên buồng trứng hay vòi trứng,...


Cách nhận biết bệnh suy buồng trứng

Nếu bạn dưới 40 tuổi và có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị mất kinh từ 3 tháng trở lên thì bạn cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa đo nồng độ FSH trong máu để phát hiện suy buồng trứng sớm.
Bên cạnh đó, bệnh còn biểu hiện một số triệu chứng như: tính tình thay đổi, dễ bị kích động (hay cáu gắt, bực dọc… giống như người già); tóc bạc sớm; hay có cơn bốc nóng trên mặt, bốc hỏa, ra mồ hôi trán và đầu, vã mồ hôi về đêm; khó ngủ; ít quan tâm đến tình dục; âm đạo khô và đau khi quan hệ; khô da, ngứa da; hay nóng trong người, khát nước; đau lưng, mỏi gối; siêu âm thấy buồng trứng nhỏ lại, tử cung mỏng đi…


Cách điều trị căn bệnh suy buồng trứng

Điều trị buồng trứng sớm bằng cách tăng cường nội tiết estrogen cho cơ quan sinh dục của nữ giới. Nhằm cân bằng tiết tố của buồng trứng với FSH của tuyến yên, giúp thúc đẩy hoạt động của buồng trứng, kích thích nang trứng chín và phóng noãn. Đồng thời, estrogen kếp hợp với progesteron giúp tái tạo niêm mạc tử cung làm cho kinh nguyệt ổn định trở lại và tạo điểm bám vững chắc cho trứng làm tổ sau khi thụ tinh. Do đó, bệnh chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc.

Ngoài ra, estrogen làm cho các tuyến ở cổ tử cung được tái tạo và hoạt động trở lại giúp dịch nhày bài tiết đều đặn, duy trì độ ẩm cho cơ quan sinh dục. Từ đó, kích thích ham muốn tình dục và hoạt động tình dục diễn ra thuận lợi hơn.


Ý kiến của bạn