Hội chứng kém hấp thu ở trẻ

05-06-2019 08:00 |

SKĐS - Thông thường, trong suốt quá trình tiêu hóa, các chất dinh dưỡng từ thức ăn được hấp thu tại ruột non vào máu và đưa đến các mô, các cơ quan để thực hiện các chức năng sinh lý duy trì sự sống và tăng trưởng phát triển của cơ thế.

Ảnh minh họa

Các nguyên nhân khiến bé hấp thu kém:

Có nhiều nguyên nhân khiến bé kém hấp thu dẫn đến chậm tăng cân, có thể ngay tại đường tiêu hóa hoặc gián tiếp tác động đến đường tiêu hóa của trẻ. Có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp sau:

- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: điển hình là sự thiếu hụt các enzym tiêu hóa nội sinh do đường tiêu hóa tiết ra khiến chức năng tiêu hóa của bé bị suy giảm.

- Chế độ ăn chưa hợp lý hoặc không phù hợp với lứa tuổi, ăn dặm quá sớm hoặc không đúng thời gian biểu. Những vấn đề này sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

- Loạn khuẩn ruột: nhiễm khuẩn ruột hoặc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân làm gián đoạn và giảm quá trình hấp thu của trẻ.

- Bất dung nạp đường lactose.

Các biểu hiện và hậu quả của tình trạng kém hấp thu ở trẻ:

- Đau bụng, buồn nôn, nôn.

- Tiêu chảy hoặc phân lỏng sệt, lượng nhiều, mùi hôi thối.

- Đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

- Sụt cân hoặc tăng cân chậm.

- Da khô, dễ bầm khi va chạm nhẹ.

- Thay đổi tính khí, hay cáu gắt, quấy khóc.

Các mẹ phải làm gì khi trẻ hấp thu kém?

- Xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý và đảm bảo vệ sinh: Trẻ cần được ăn chín uống sôi, có chế độ cân bằng và đầy đủ cả 4 nhóm chất: đạm, béo, tinh bột, vitamin- khoáng chất. Ngoài ra bé cần bổ sung chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón. Để bé dễ dàng hấp thụ được, mẹ nên chế biến thức ăn với độ thô và lượng thích hợp với độ tuổi của bé.

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ: Bé cần được vệ sinh tay chân trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh thân thể, đánh/chải răng hằng ngày. Với trẻ đang bú mẹ, mẹ cần vệ sinh tay chân và bầu vú sạch sẽ trước khi cho trẻ bú. Mẹ cũng nên vệ sinh đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn được sạch sẽ thoáng mát.

- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột, bổ sung enzym đường tiêu hóa: Mẹ có thể bổ sung “combo” lợi khuẩn kết hợp chất xơ hòa tan dạng FOS để tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển, hạn chế hại khuẩn, tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu. “Combo” này mẹ có thể tìm thấy trong men vi sinh với lợi khuẩn được phân lập từ Kim chi Hàn Quốc, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và Nhi khoa khuyên dùng.

- Nâng cao sức đề kháng bằng sữa non (colostrum) kết hợp immune alpha để ngừa tình trạng kém hấp thu do bệnh tật và nhiễm khuẩn.

Để ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng kém hấp thu – chậm tăng cân ở trẻ, nhiều chuyên gia khuyên mẹ bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa cho bé.

- Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao được cho là một biện pháp hữu hiệu vừa có tác dụng thúc đẩy tăng chiều cao, vừa thải độc và tăng tốc độ chuyển hóa, đốt cháy năng lượng rất tốt. Vì vậy, trẻ cần được tập luyện, vui chơi mỗi ngày để kích thích tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tối đa.

Nếu mẹ có thắc mắc gì về vấn đề tiêu hóa của trẻ, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chuyên gia theo tổng đài tư vấn 0896.509.509 hoặc gửi thư qua hòm mail: bslethihai@bekhoemevui.vn.

Số GPQC: 01719/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn