Hội chứng HELLP: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

06-04-2025 10:37 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Hội chứng HELLP được hiểu như một tập hợp gồm ba triệu chứng: Tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu, hiện diện trong bối cảnh của tiền sản giật. Đây là một biến chứng sản khoa có thể đe dọa đến tính mạng sản phụ, thường xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Hội chứng HELLP điều trị như thế nào?Hội chứng HELLP điều trị như thế nào?

SKĐS - Hội chứng HELLP có thể gây suy đa cơ quan, nguy cơ tử vong ở cả mẹ và con rất cao nếu không được xử trí kịp thời. Vậy điều trị và dự phòng HELLP như nào?

Hội chứng HELLP được gặp trong khoảng 3 - 12% các trường hợp tiền sản giật. Tiền sản giật có thể trở nặng nhanh cùng với sự hiện diện của hội chứng HELLP.

1. Nguyên nhân gây hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP - thiếu máu, tăng men gan, giảm tiểu cầu ở thai phụ chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra, tuy nhiên sự kích hoạt toàn bộ quá trình đông máu được xem là yếu tố chủ yếu.

Fibrin tạo ra những mạng lưới chằng chịt trong các mạch máu nhỏ. Điều này dẫn đến bệnh cảnh thiếu máu tán huyết vi mạch, do mạng lưới này gây ra sự phá hủy của các hồng cầu khi chúng bị đẩy qua. Ngoài ra, còn có sự tiêu hao của các tiểu cầu.

Do gan có thể là vị trí chủ yếu của quá trình này, các tế bào gan ở phía hạ lưu sẽ bị thiếu máu, dẫn đến hoại tử vùng quanh khoảng cửa.

Các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng tương tự. Hội chứng HELLP dẫn đến một biến thể của đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), hậu quả là tình trạng xuất huyết nghịch thường sẽ xảy ra, có thể khiến việc phẫu thuật cấp cứu trở thành một thách đố nghiêm trọng.

Tỷ lệ mắc hội chứng HELLP có thể thay đổi theo chủng tộc, địa lý, vùng lãnh thổ. Một số báo cáo tỷ mắc hội chứng HELLP ở thai phụ bị tiền sản giật từ 10 - 20%. Tới 50% các trường hợp được chẩn đoán bệnh khi thai 27 - 36 tuần, một số ít được phát hiện mắc hội chứng HELLP rất sớm khi thai mới 17 - 20 tuần và có khoảng 30% lại xảy ở thời điểm sau sinh.

2. Triệu chứng của hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người và dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cúm, dạ dày, thường gặp như:

  • Mệt, khó chịu trong vài ngày.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Đau nhức cơ vai, cổ, thượng vị hoặc 1 phần tư trên phải vùng bụng.
  • Đau thượng vị hoặc đau ¼ trên phải vùng bụng, có thể do tắc nghẽn dòng máu lưu thông ở xoang gan gây ra bởi sự lắng đọng của fibrin nội mạch.
  • Đau đầu và rối loạn thị giác.
  • Tăng cân do phù toàn thân, protein niệu trên 1+ (trong 90% các trường hợp).
  • Sưng tấy, đặc biệt là ở khu vực tay hoặc mặt.
  • Đau khi hít thở sâu.

Chỉ bác sĩ mới có thể chắc chắn rằng các triệu chứng gặp phải không phải là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nếu có biểu hiện nghi ngờ thì cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp.

Theo tiêu chuẩn phân loại Tennessee với hội chứng HELLP chia hội chứng HELLP toàn phần và hội chứng HELLP bán phần dựa trên 3 tiêu chí:

  • Tan máu: Bất thường trên phiến đồ máu ngoại vi, Latic dehyrogenase (LDH) tăng > 600 IU/L và Bilirubin > 1,2mg/dL.
  • Tăng men gan: AST hoặc ALT ≥ 70 U/L
  • Tiểu cầu giảm: < 100.000/mm3.

Bệnh nhân không có đủ các tiêu chí trên được chẩn đoán là hội chứng HELLP bán phần.

Theo phân loại của Mississippi, phân loại này dựa vào vào số lượng tiểu cầu, nên hiện tại vẫn được sử dụng phổ biến:

• Độ 1: Tiểu cầu ≤ 50.000/mL, GOT/ GPT≥ 70 IU/L, LDH ≥ 600 IU/L.

• Độ 2: Tiểu cầu 50.000/mL – 100.000/mL, AST/ALT ≥ 70 IU/L, LDH ≥ 600IU/L .

• Độ 3: Tiểu cầu 100.000/mL – 150.000/mL, AST/ ALT ≥ 40 IU/L, LDH ≥ 600 IU/L.

Theo một nghiên cứu trong số 46 phụ nữ có phát triển bệnh lý gan trong thai kỳ phải điều trị thì 70% trường hợp là gan nhiễm mỡ cấp và 15% mắc hội chứng thai kỳ HELLP. Hội chứng này khó phân biệt với bệnh lý gan nhiễm mỡ cấp nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng, vì cả 2 đều có những triệu chứng lâm sàng khá giống nhau và xuất hiện cùng 1 thời điểm trong thai kỳ. Do dó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số kiểm tra cận lâm sàng để củng cố cơ sở chẩn đoán.

Hội chứng HELLP: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 2.

Hội chứng HELLP được gặp trong khoảng 3 - 12% các trường hợp tiền sản giật.

3. Hội chứng HELLP có lây không?

Hội chứng HELLP không phải là bệnh lây nhiễm nên không lây.

4. Phòng ngừa hội chứng HELLP

Do nguyên nhân gây nên hội chứng HELLP hiện nay chưa được chứng minh rõ nên không thể phòng ngừa theo nguyên nhân. Tuy nhiên, thai phụ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh như: Đề phòng các bệnh lý tiểu đường/thận/huyết áp cao, kiểm soát cân nặng, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, chế độ ăn đầy đủ cân bằng dinh dưỡng như hạn chế tinh bột, chất béo, thức ăn nhanh.

Nếu thai phụ có tiền sử thai kỳ trước tiền sản giật hoặc cao huyết cao thai kỳ thì lần khám thai này cần trao đổi với bác sĩ, thăm khám, quản lý thai đầy đủ theo lịch hẹn, không thể bỏ qua đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu.

Trường hợp nếu có bất thường như đau đầu, đau vùng thượng vị, mắt nhìn mờ… bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ phát hiện loại trừ sớm hội chứng HELLP hoặc điều trị can thiệp kịp thời.

5. Điều trị hội chứng HELLP

Tùy vào từng người, mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Nếu các triệu chứng hội chứng HELLP nhẹ hoặc nếu mang thai dưới 34 tuần, bác sĩ có thể điều trị bằng cách: Kiểm soát co giật; Kiểm soát hô hấp… các thuốc được sử dụng trong tiền sản giật (để dự phòng) hoặc trong sản giật (để điều trị chống co giật). Điều trị tăng huyết áp sử dụng các thuốc như: Nifedipine, methyldopa, oxprenolol. Trong cơn tăng huyết áp có thể sử dụng: Labetalol, hydralazine truyền tĩnh mạch…

Lọc huyết tương (Plasma exchange therapy) là phương pháp điều trị xâm nhập, giá cao và tồn tại nhiều nguy cơ. Hiện nay lọc huyết tương chưa được khuyến cáo.

Corticosteroid thường mục đích sử dụng giúp trưởng thành phổi cho thai nhi trong trường hợp phải mổ lấy thai cấp cứ khi có biến chứng về đông máu, giảm tiểu cầu, giảm mức độ thương tổn gan.

Tóm lại với điều trị bảo tồn (≥ 48 giờ) thường được cân nhắc trong trường hợp thai chưa đủ 34 tuần và tình trạng người mẹ ổn định.

Đình chỉ thai nghén khi được chẩn đoán hội chứng HELLP thì cách tốt nhất để bệnh thuyên giảm là chấm dứt thai kỳ, lấy thai nhi ra khỏi người mẹ. Tuy nhiên, việc khi nào quyết định chấm dứt thai kỳ hay theo dõi tiếp và theo dõi bao lâu phụ thuộc hoàn toàn vào từng trường hợp cụ thể: Tuổi thai, sức khỏe, tình trạng người mẹ.

Với trường hợp thai quá non tháng (dưới 26 tuần), một số chuyên gia cho rằng nên trì hoãn kéo dài thời gian chờ đợi thai phát triển thêm nhưng phương án này mạo hiểm và có nhiều rủi ro đe dọa cả tính mạng người mẹ và thai nhi.

Khi thai dưới 24 tuần sẽ đình chỉ thai nghén ngay.

Thai sau 34 tuần thì chỉ định đình chỉ thai nghén ngay nếu tình trạng hội chứng HELLP đe dọa tính mạng thai phụ hoặc thai nhi.

Tóm lại: Hầu hết phụ nữ mắc HELLP sẽ hồi phục hoàn toàn nếu tình trạng này được điều trị sớm. Các triệu chứng cũng cải thiện đáng kể sau khi sinh em bé và sẽ biến mất trong vài ngày đến vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, sản phụ cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ sau sinh để đánh giá bệnh đã được điều trị hoàn toàn.

Đối với thai nhi thì HELLP sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, nên trẻ được sinh ra trước 37 tuần cần theo dõi cẩn thận trong bệnh viện trước khi được về nhà.

7 câu hỏi thường gặp về hội chứng HELLP7 câu hỏi thường gặp về hội chứng HELLP

SKĐS - Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa nguy hiểm của bệnh lý tiền sản giật. Hội chứng HELLP xảy ra ở khoảng 4 - 12% bệnh nhân tiền sản giật, khoảng 30% trường hợp xuất hiện trong những tuần đầu sau sinh.


BS. Nguyễn Thu Phương
Ý kiến của bạn