Đặc tính của CSS
Thuật ngữ CSS được sử dụng lần đầu vào năm 1993 trong một cuộc thảo luận về bệnh ghép chống lại vật chủ. Cytokine là thuật ngữ kết hợp hai từ Hy Lạp, gồm cyto (tế bào) và kinos (tác động hay kích thích), hay chất hoạt hóa tế bào, những phân tử tín hiệu hỗ trợ cho sự giao tác giữa các tế bào trong phản ứng miễn dịch và kích thích tế bào di chuyển đến các vị trí viêm, nhiễm trùng và chấn thương. Cấu trúc hóa học của CSS là protein đơn hay glycoprotein được tổng hợp và chế tiết từ một số tế bào của hệ miễn dịch, trong quá trình viêm. Dù có tác dụng lên tế bào sống, nhưng CSS khác với hormone vì được sinh tổng hợp bởi nhiều loại mô, tế bào khác nhau (như đại thực bào, bạch cầu hạt, bạch huyết bào, dưỡng bào, nguyên bào sợi, tế bào nội mô...) chứ không từ tế bào của một tuyến nội tiết chuyên biệt.
Trong tiến trình nhiễm trùng, CSS là hiện tượng các CSS được sinh ra quá nhiều trong một đáp ứng viêm của cơ thể chống lại tác nhân nhiễm trùng. Đáp ứng viêm này có thể ở giai đoạn mà cơ thể chưa có đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và cũng có thể sau này ở giai đoạn cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Bản thân CSS không được coi là một căn bệnh mà là một vấn đề y tế nghiêm trọng có thể xảy ra do một số vấn đề cơ bản khác nhau.
Theo Bách khoa toàn thư mở, CSS là một dạng hội chứng đáp ứng viêm hệ thống phát sinh do biến chứng của một số bệnh hoặc nhiễm trùng, và cũng là tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng thể đơn dòng, cũng như liệu pháp điều trị miễn dịch ung thư.
CSS là một loạt các phản ứng miễn dịch phóng đại có thể gây ra các vấn đề bất lợi. Hệ thống miễn dịch chứa nhiều thành phần giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Gồm nhiều loại tế bào giao tiếp với nhau thông qua các phân tử tín hiệu, được gọi là CSS.
Triệu chứng điển hình của CSS
CSS có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Đôi khi đây chỉ là những triệu chứng nhẹ giống như cảm cúm nhưng lại có trường hợp nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Các triệu chứng điển hình như sốt và ớn lạnh, mệt mỏi, sưng các chi, buồn nôn và ói mửa, đau nhức cơ và khớp, đau đầu, phát ban, ho, hụt hơi, thở nhanh, co giật, run rẩy, khó khăn phối hợp các cử động, lú lẫn và ảo giác, thờ ơ và phản ứng kém. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như huyết áp rất thấp và tăng đông máu cũng được xem là dấu hiệu của CSS nghiêm trọng. Do đó, CSS có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan, có khả năng dẫn đến suy các cơ quan và tử vong. Trong hội chứng CSS, các triệu chứng hô hấp có thể trở nên trầm trọng hơn, dễ trở thành hội chứng suy hô hấp cấp tính, phải thở máy mới giúp cơ thể nhận đủ oxy.
Nguyên nhân
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu các nguyên nhân phức tạp của CSS.
Hội chứng di truyền:
Những người mắc một số hội chứng di truyền có khuynh hướng dễ bị CSS. Ví dụ, những người mắc Hội chứng HLH tiên phát hay hội chứng HLH mang tính gia đình (dạng rối loạn di truyền lặn nhiễm sắc thể thường đa dạng, không đồng nhất tìm thấy nhiều ở những thành viên cùng huyết thống cha mẹ). Những người mang hội chứng HLH dễ phát triển CSS để phản ứng với nhiễm trùng, thường ngay trong vài tháng đầu đời khi mới sinh.
Nhiễm trùng:
Một số loại nhiễm trùng cũng có thể gây ra CSS, do vi rút, vi khuẩn và các tác nhân khác. Một trong những loại được nghiên cứu phổ biến nhất là CSS từ vi rút cúm A (vi rút gây bệnh cúm thông thường). Ví dụ, người ta cho rằng hội chứng CSS có thể là lý do gây ra tỷ lệ tử vong cao ở thanh niên trong những năm 1918 do đại dịch cúm. Virus Epstein-Barr và cytomegalovirus là một số nguyên nhân lây nhiễm phổ biến khác. Mặc dù hầu hết mọi người không trải qua CSS, nhưng một số loại nhiễm trùng nhất định lại có thể gây ra. Như vi rút SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 dường như là đồng minh đắc lực cho cơn CSS mạnh hơn so với các bệnh khác cũng do vi rút gây ra. Đó chính là lý do khiến đại dịch này bùng phát nhanh trên khắp thế giới.
Bệnh tự miễn:
Người mắc bệnh Still, trong bệnh viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên có hệ thống (JIA) và bệnh lupus. Trong bối cảnh này, CSS thường có tên là “hội chứng kích hoạt đại thực bào”. Loại CSS kiểu này có thể xảy ra khi bệnh của một người đang bùng phát hoặc khi người đó cũng đang trải qua một số chứng nhiễm trùng.
Chẩn đoán hội chứng CSS
CSS được chẩn đoán trong bối cảnh của tình trạng y tế tiềm ẩn. Vấn đề cơ bản này có thể đã được biết trước hoặc có thể cần chẩn đoán riêng. Nếu mắc chứng rối loạn di truyền, tình trạng tự miễn dịch hoặc bệnh truyền nhiễm, như COVID-19 thì phải chẩn đoán sớm. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể, và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể khám và cho làm các xét nghiệm y tế khác nhau.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra kỹ để tìm các dấu hiệu có thể cho thấy CSS. Điều này rất quan trọng, bởi vì CSS có thể ảnh hưởng đến rất nhiều hệ thống khác nhau trong cơ thể. Có thể phát hiện thấy huyết áp thấp bất thường, sốt, và lượng oxy trong máu thấp (thiếu oxy). Xét nghiệm máu có thể cung cấp manh mối. Những người bị CSS có thể có những biểu hiện bất thường như: Giảm số lượng tế bào miễn dịch; tăng các dấu hiệu của tổn thương thận hoặc gan; tăng các dấu hiệu viêm như protein phản ứng C (CRP); bất thường về các dấu hiệu đông máu; tăng ferritin (liên quan đến phản ứng nhiễm trùng.
Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu ý nghĩa của CSS trong bối cảnh của COVID-19 bùng phát. Một số bác sĩ đã đề nghị tầm soát bệnh nhân mắc bệnh để tìm các dấu hiệu viêm trong phòng thí nghiệm có thể chỉ ra CSS, như nồng độ ferritin tăng cao.
Giải pháp xử lý
Chăm sóc hỗ trợ là một phần quan trọng trong điều trị CSS. Nếu một cá nhân đang có các triệu chứng nghiêm trọng (như khó thở), cần được chăm sóc trong đơn vị chăm sóc đặc biệt. Điều này có thể bao gồm các hỗ trợ như theo dõi chuyên sâu các dấu hiệu quan trọng; hỗ trợ thông gió; chất lỏng tiêm tĩnh mạch; quản lý chất điện giải; chạy thận nhân tạo. Trong một số tình huống nhất định, có thể điều trị nguồn gốc của CSS. Nếu CSS gây ra do nhiễm vi khuẩn, thì dùng thuốc kháng sinh có thể hữu ích. Để chống lại nhiễm trùng, lý tưởng nhất là giảm bớt một phần của phản ứng miễn dịch trong khi để phần khác hoạt động bình thường hoặc thậm chí tăng cường nó.
Thời gian cũng có thể rất quan trọng đối với liệu pháp hiệu quả, vì các phương pháp điều trị có thể hữu ích sớm có thể không hiệu quả về sau và ngược lại. Trong quá khứ, một số phương pháp điều trị đã được thử nghiệm cho CSS với một số thành công khác nhau. Bao gồm aspirin, corticosteroid; thuốc tác động đến hệ thống miễn dịch, như cyclosporine. Các liệu pháp sinh học ngăn chặn các CSS cụ thể, trao đổi huyết tương (plasmapheresis), thuốc statin...
Xử lý CSS trong đại dịch COVID-19
Các nhà khoa học hiện đang tích cực khám phá thêm nhiều liệu pháp khác nhau để điều trị hội chứng CSS trong COVID-19. Ví dụ, nghiên cứu các liệu pháp ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch để xem liệu liệu pháp nào sẽ thích hợp để điều trị cho những người bị CSS do COVID-19 gây ra. Nó ngăn chặn hoạt động của một CSS cụ thể được gọi là interleukin 1 (IL-1). Đôi khi còn hữu ích cho những người bị CSS do các tình trạng tự miễn dịch.
Một trong những liệu pháp này là dùng Actemra (tocilizumab), một loại thuốc sinh học được dùng cho bệnh viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý khác. Liệu pháp này ngăn chặn hoạt động của một CSS khác, interleukin 6 (IL-6). Actemra trước đây từng được sử dụng để điều trị cơn CSS do tác dụng phụ của liệu pháp (như đối với bệnh bạch cầu), nay có thể dùng để hạn chế ảnh hưởng của CSS để giảm tử vong do COVID-19 gây ra.