Hội chứng antiphospholipid: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách dự phòng

13-03-2025 15:09 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Hội chứng antiphospholipid hay kháng phospholipid là một rối loạn tự miễn đặc trưng bởi huyết khối tĩnh mạch và huyết khối động mạch hoặc các biến chứng khi mang thai và các tự kháng thể tồn tại dai dẳng với protein gắn kết phospholipid.

Bài tập cho người mắc Hội chứng antiphospholipid (kháng phospholipid)Bài tập cho người mắc Hội chứng antiphospholipid (kháng phospholipid)

SKĐS - Người mắc Hội chứng antiphospholipid dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp người bệnh cải thiện tuần hoàn, hạn chế nhiều nguy cơ sức khỏe.

1. Tổng quan bệnh

Hội chứng antiphospholipid hay hội chứng kháng phospholipid (APS hoặc APLS), đây là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch sản xuất các tự kháng thể kháng phospholipid trong máu, từ đó tạo ra các cục máu đông trong lòng mạch.

Điều này có thể gây nguy hiểm khi có cục máu đông ở chân, thận, phổi và não. Ở phụ nữ mang thai, hội chứng antiphospholipid cũng có thể dẫn đến sảy thai và thai chết lưu.

Cơ chế bệnh sinh của huyết khối trong APS vẫn chưa rõ ràng. Beta-2 glycoprotein 1 trong huyết tương gắn kết với các bề mặt giàu phospholipid. Các kháng thể kháng beta-2 glycoprotein 1 tăng cường điều chỉnh các protein bám dính tế bào, chẳng hạn như E selectin và các protein tiền đông máu, chẳng hạn như yếu tố mô. Yếu tố mô là một thụ thể và đồng yếu tố của yếu tố VII và được biểu hiện trên các tế bào biểu mô để giúp hình thành hàng rào cầm máu.

Tùy thuộc vào cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi cục máu đông và mức độ tắc nghẽn lưu lượng máu đến cơ quan đó, hội chứng antiphospholipid không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương nội tạng vĩnh viễn hoặc tử vong.

Hội chứng antiphospholipid hay kháng phospholipid là một rối loạn tự miễn đặc trưng bởi huyết khối tĩnh mạch và huyết khối động mạch hoặc các biến chứng khi mang thai.

Hội chứng antiphospholipid hay kháng phospholipid là một rối loạn tự miễn đặc trưng bởi huyết khối tĩnh mạch và huyết khối động mạch hoặc các biến chứng khi mang thai.

2. Nguyên nhân mắc hội chứng antiphospholipid

Hội chứng antiphospholipid có thể xảy ra trên nền người bệnh đã mắc một số bệnh khác như rối loạn tự miễn dịch, nhiễm trùng hoặc sử dụng một số loại thuốc. Ngoài ra, cũng có thể hội chứng này xuất hiện mà không có nguyên nhân.

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng antiphospholipid bao gồm:

  • Giới tính.
  • Tiền sử gia đình.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch.
  • Nhiễm trùng chẳng hạn như giang mai, HIV / AIDS, viêm gan C hoặc bệnh Lyme.
  • Một số loại bao gồm thuốc Hydralazine để điều trị huyết áp cao, thuốc điều hòa nhịp tim như Quinidine, …cũng là nguyên nhân mắc hội chứng antiphospholipid.

3. Triệu chứng hội chứng antiphospholipid

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng antiphospholipid bao gồm:

  • Cục máu đông ở chân với các triệu chứng như đau, sưng và đỏ. Những cục máu đông này có thể di chuyển đến phổi dẫn đến tắc mạch phổi.
  • Sảy thai nhiều lần, sảy thai liên tiếp hoặc thai chết lưu.
  • Đột quỵ .
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua (Transient ischemic attack).
  • Phát ban. Một số người phát triển phát ban đỏ với hình dạng giống như lưới.

Các dấu hiệu và triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Nhức đầu mãn tính, bao gồm đau nửa đầu; mất trí nhớ và co giật là có thể xuất hiện khi có một cục máu đông chặn lưu lượng máu đến các phần của não.
  • Bệnh tim mạch.
  • Chảy máu, dễ xuất huyết dưới da, xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ nhỏ.
  • Nếu không phát hiện và điều trị kị thời, dễ xuất hiện các biến chứng bao gồm:
  • Suy thận dẫn đến giảm lưu lượng máu đến thận .
  • Đột quỵ.
  • Vấn đề về tim mạch, có thể gây tổn thương tim.
  • Gặp các vấn đề về phổi như huyết áp cao trong phổi và tắc mạch phổi.
  • Biến chứng thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thai chậm phát triển và huyết áp cao khi mang thai gây tiền sản giật.

4. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị hội chứng antiphospholipid

Để xác nhận chẩn đoán hội chứng antiphospholipid, các kháng thể phải xuất hiện trong máu của người bệnh ít nhất hai lần, trong các xét nghiệm được tiến hành cách nhau 12 tuần trở lên.

Để chẩn đoán một người có mắc hội chứng antiphospholipid hay không thì cần phải tiến hành những xét nghiệm:

  • Kháng thể kháng Cardiolipin IgG và/hoặc IgM.
  • Anti phospholipid IgG và/hoặc IgM.
  • Anti β2-Glycoprotein IgG và/hoặc IgM.
  • LA.

Nếu người bệnh đã được chẩn đoán hội chứng antiphospholipid và có cục máu đông, bác sĩ sẽ điều trị ban đầu bằng sự kết hợp của các thuốc làm loãng máu để chống vón cục máu.

Khi đang dùng thuốc làm loãng máu, người bệnh sẽ tăng nguy cơ chảy máu, do đó bác sĩ sẽ theo dõi liều lượng sử dụng bằng các xét nghiệm máu để chắc chắn rằng máu của người bệnh có đủ khả năng đông máu để cầm máu khi xảy ra chấn thương, vết cắt hoặc chảy máu dưới da do vết bầm tím…

Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị người bệnh có hội chứng antiphospholipid sẽ có các kế hoạch để bảo vệ sức khỏe của mình.

Để xác nhận chẩn đoán hội chứng antiphospholipid, các kháng thể phải xuất hiện trong máu của người bệnh ít nhất hai lần, trong các xét nghiệm được tiến hành cách nhau 12 tuần trở lên.

5. Phòng ngừa hội chứng antiphospholipid

Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị người bệnh có hội chứng antiphospholipid sẽ có các kế hoạch để bảo vệ sức khỏe của mình.

  • Tránh tiếp xúc với các môn thể thao hoặc các hoạt động khác có thể gây bầm tím hoặc chấn thương hoặc khiến người bệnh ngã.
  • Lựa chọn chế độ ăn uống an toàn, khoa học. Tránh ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K như bơ, bông cải xanh, bắp cải, rau xanh …
  • Không hút thuốc, Không uống quá nhiều rượu, bia.
  • Cân nhắc về liệu pháp thay thế hormone sau khi mãn kinh, điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ cục máu đông vì vậy hãy thảo luận với bác sĩ.
  • Nếu người bệnh có bệnh khác có thể làm tăng nguy cơ đông máu như tiểu đường, huyết áp cao hoặc cholesterol cao… người bệnh nên đảm bảo kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm soát các yếu tố này.

Xem thêm video được quan tâm

Hai biện pháp giúp giảm mỡ máu nhanh chóng và hiệu quả | SKĐS


Bs. Hoàng Thái
Ý kiến của bạn