Hóc xương lợn 3 cạnh do bất cẩn trong lúc ăn cơm

08-07-2023 10:35 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Trước 3 ngày nhập viện, do bất cẩn trong lúc ăn cơm, cụ bà đã bị hóc xương lợn ở vùng cổ. Sau nhiều ngày chịu đau, nuốt khó, sưng đỏ vùng cổ, bệnh nhân đã phải phẫu thuật lấy dị vật.

Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) vừa nội soi can thiệp thành công lấy dị vật xương lợn 3 cạnh cho cụ bà H. (78 tuổi, trú tại xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang) bị hóc ở thực quản.

Khai thác tiền sử, ba ngày trước khi nhập viện, bà cụ ăn cơm trưa với canh xương lợn. Tuy nhiên do bất cẩn khi ăn nên bệnh nhân đã nuốt một mảnh xương lợn lớn và hóc ngay ở vùng cổ, dù đã cố gắng khạc xương ra nhưng không hiệu quả.

Cụ bà nhập viện với tình trạng đau nhiều, nuốt khó, sưng đỏ vùng cổ. Sau khi thăm khám kết quả phát hiện dị vật cản quang, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị dị vật thực quản.

Các bác sĩ tại bệnh viện đã nhanh chóng tiến hành đưa bệnh nhân lên phòng mổ gắp dị vật cấp cứu. Sau 10 phút nội soi can thiệp đã gắp thành công dị vật là miếng xương lợn có 3 cạnh sắc nhọn kích thước 3x2cm.

Cụ bà 78 tuổi bị hóc xương lợn 3 cạnh do bất cẩn trong lúc ăn cơm - Ảnh 1.

Mảnh xương lợn trong cổ bệnh nhân. (Ảnh: BVCC).

Sau gắp dị vật, bệnh nhân không sốt, hết đau cổ, nuốt không đau, không vướng.

Theo TS.BS Phạm Mạnh Công - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang, người trực tiếp thực hiện gắp dị vật cho bệnh nhân chia sẻ, hóc dị vật thực quản rất thường gặp, chủ yếu ở người cao tuổi và trẻ em, khi hóc dị vật nếu phát hiện sớm, xử trí kịp thời sẽ không gây nguy hiểm nhưng cũng có không ít trường hợp đe dọa tới tính mạng bởi can thiệp quá trễ.

Cũng theo TS.BS Phạm Mạnh Công, khi mắc các loại dị vật sắc, nhọn như xương cá, gà, heo… dễ gây viêm tấy, áp xe thực quản, áp xe trung thất do thủng thực quản thậm chí có thể dẫn đến thủng động mạch chủ gây tử vong… nếu không được can thiệp kịp thời.

Chính vì vậy, khi bị hóc dị vật người bệnh cần đến cơ sở y tế để lấy dị vật càng sớm càng tốt, tránh chữa bằng mẹo, hay cố nuốt chửng vào đường tiêu hóa có thể gây nguy hiểm.

Hóc xương cá hiếm gặp, đâm xuyên amidan ra vùng cổHóc xương cá hiếm gặp, đâm xuyên amidan ra vùng cổ

SKĐS - Trường hợp bệnh nhân Đ. khá hi hữu khi dị vật xuyên qua amidan ra ngoài vùng cổ trong một thời gian dài mà không gây nên áp xe vùng cổ, khi bệnh nhân nuốt có thể các cơ siết họng đã đẩy dị vật di chuyển...

Hiểm Họa Từ Thói Quen Tiếc Rẻ Đồ Ăn Thừa | SKĐS


Hồng Ngọc
Ý kiến của bạn