Học sinh tiểu học đi học trực tiếp: Cần tăng thời gian hướng dẫn các em kỹ năng ban đầu

15-02-2022 09:53 | Xã hội

SKĐS - Sau khi một số nơi đã cho học sinh cấp mầm non và tiểu học trở lại trường học trực tiếp, để bậc tiểu học vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa thực hiện phòng chống dịch trong trường học an toàn, thời gian tới, các nhà trường cần phải chú ý những vấn đề gì?

Một số việc cần lưu ý khi học sinh trở lại trường học trực tiếpMột số việc cần lưu ý khi học sinh trở lại trường học trực tiếp

SKĐS - Không chủ quan, xem nhẹ việc phòng dịch nhưng cũng không thực hiện căng thẳng quá mức cần thiết, ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt của học sinh.

Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện nay, các địa phương có những kịch bản, các nhà trường đã có phương án cụ thể để đón học sinh trở lại. Nhưng có một đối tượng rất đặc biệt năm nay là học sinh lớp 1, lớp 2.

Đặc biệt là lớp 1, khi các em bước vào năm học mới với hình thức triển khai rất đặc biệt. Có thể nói là những kỹ năng, chuẩn bị tâm thế ban đầu để cho ngày khai trường, ngày tựu trường với những tiết học trực tiếp thì các em đang thiệt thòi, chưa thực hiện được. 

Vì vậy trong thời gian vừa qua, các nhà trường thực hiện linh hoạt các phương án tổ chức dạy học, đáp ứng kiến thức và năng lực cốt lõi. Khi học trực tiếp trở lại, nhiệm vụ của nhà trường là phải bù đắp tốt các kỹ năng, những việc mà nhà trường chưa làm được khi học trực tuyến.

Học sinh tiểu học đi học trực tiếp: Cần tăng thời gian hướng dẫn các em kỹ năng ban đầu - Ảnh 2.

Khi học sinh tiểu học trở lại trường, cần tăng thời gian để hướng dẫn các em kỹ năng ban đầu như tìm hiểu các công năng sử dụng của lớp học, kỹ năng khi giao tiếp với bạn, thực hiện nguyên tắc 5K...

"Chúng ta phải kế thừa những hình thức, thói quen học tập trong những ngày đầu tiên để các em có thể tiếp cận một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, tăng thời gian để hướng dẫn các em kỹ năng ban đầu khi học trực tiếp ở nhà trường, những việc rất nhỏ như tìm hiểu các công năng sử dụng của lớp học, của nhà trường, khu vệ sinh, kỹ năng khi giao tiếp với bạn, thực hiện nguyên tắc 5K, tư thế ngồi, kỹ năng giao tiếp khi trả lời bài... Đây là những việc học trực tiếp ban đầu cần uốn nắn và hướng dẫn để các em làm quen.

Sau đó chúng ta cần phải có hình thức kiểm tra trực tiếp đối với từng em để phát hiện trong lớp có những đối tượng cần bù đắp thêm những lượng kiến thức nào. Từ đó có sự phối hợp với phụ huynh học sinh chọn những hình thức giao bài, tăng cường cho học sinh phù hợp".

Về khung thời gian năm học, theo ông Tài, hiện nay theo Nghị quyết 128, chúng ta thấy khoanh vùng để phòng, chống dịch COVID-19 trên quy mô địa bàn nhỏ nhất. Điều khác biệt của lớp học mầm non và tiểu học phân theo địa bàn quy mô cấp xã, vì vậy hiện nay mức độ đánh giá dịch đang ở quy mô nhỏ nhất là cấp phường, xã. Trường học cũng phải thực hiện khung thời gian theo hình thức mức độ diễn biến dịch của đại bàn đó.

Vì vậy, khung thời gian năm học linh hoạt là điều cần thiết để đáp ứng được mục tiêu chất lượng. Trong các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT là sẽ nới rộng khung thời gian trên địa bàn quy mô nhỏ nhất, đối với đối tượng nhỏ nhất, để đảm bảo em nào cũng đạt chất lượng theo mục tiêu yêu cầu đề ra.

Đối với bậc tiểu học, chúng tôi đưa ra là linh hoạt trên quy mô nhỏ nhất và kiên trì mục tiêu chất lượng thực chất là mục tiêu số 1. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tính toán để khung thời gian này phải kết thúc để chúng ta có một thời gian vừa phải để chuẩn bị cho một năm học mới đúng tiến độ của khung thời gian năm học bình thường.

Do đó, các nhà trường, thầy cô phải tính toán cụ thể để ưu tiên số 1 là mục tiêu chất lượng, mục tiêu 2 là có một khoảng thời gian để chúng ta kết thúc năm học này để chuẩn bị sẵn sàng và có đủ thời gian các thầy cô giáo thực hiện các lớp tập huấn công tác chuẩn bị cho năm học mới phù hợp.  

Phương án xử trí khi lớp học xuất hiện F0

Theo TS. Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, trong quá trình cho học sinh đến lớp học trực tiếp cần theo tinh thần thích ứng linh hoạt chứ không nên máy móc quá. Tùy điều kiện từng nơi mà có thể linh hoạt trong việc truy vết sâu, khoanh vùng hẹp nếu phát hiện F0 trong trường học.

Trong một lớp có đông học sinh thì khi xuất hiện 1 F0, không nhất thiết phải cho cả lớp nghỉ học để cách ly. Thực tế cho thấy, có một lớp có gần nửa số em là F0 thì những em còn lại vẫn học trên lớp bình thường. Nếu sau khi điều tra dịch tễ em đó bị lây từ gia đình, nhà trường không nhất thiết bắt các em còn lại phải test hết. Kịch bản khi xử lý F0 cũng cần làm bài bản và thích hợp từng hoàn cảnh. Nhà trường cần tìm hiểu rõ em F0 đó có bắt tay, tiếp xúc, ăn uống ngồi cùng với ai đó trong lớp hay không?

Khi triển khai tổ chức thực hiện cần hiểu sâu và đúng khái niệm "bình thường mới". Tức những nơi có dịch thuộc cấp độ 1, 2 thì cho học sinh đi học trực tiếp theo hướng thích ứng linh hoạt, đảm bảo an toàn sẽ khác so với giai đoạn trước khi có Nghị quyết 128. Chúng ta đã hiểu hơn về cơ chế lây truyền của virus; nắm bắt được sự chỉ đạo từ các cơ quan chuyên môn để có cách làm phù hợp. Không chủ quan, lỏng lẻo nhưng cũng không gây hoang mang thái quá cho phụ huynh.

Sáng nay, nhiều trẻ mầm non, tiểu học lần đầu tiên được đến trường học trực tiếpSáng nay, nhiều trẻ mầm non, tiểu học lần đầu tiên được đến trường học trực tiếp

SKĐS - Kể từ ngày khai giảng năm học mới đến nay, hôm nay là ngày đầu tiên trong năm học 2021-2022 nhiều học sinh mầm non và tiểu học được đến trường học trực tiếp.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn