Học sinh đánh nhau liên tiếp: Hoạt động của các phòng Tư vấn tâm lý học đường có bị bỏ quên?

30-10-2022 11:20 | Thời sự
google news

SKĐS - Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới nhưng chưa bao giờ lại xảy ra dồn dập với tính chất ngày càng nghiêm trọng như hiện nay. Đặc biệt số vụ bạo lực mà đối tượng tham gia là nữ sinh có chiều hướng gia tăng, để lại hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương cả về thể chất và tinh thần của các em.

Chuyên gia chỉ cách giúp học sinh không kiệt sức khi phải thức khuya học bàiChuyên gia chỉ cách giúp học sinh không kiệt sức khi phải thức khuya học bài

SKĐS - Theo chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên, việc thường xuyên thức khuya để học bài chỉ làm cho trẻ kiệt quệ sức lực vào ngày hôm sau và cái giá của việc học vượt "ngưỡng" chính là sự mất mát về sức khỏe, về sự phát triển thể chất, niềm vui học tập...

Liên tiếp các vụ bạo lực học đường trong những ngày gần đây

Ngày 25/10, nữ sinh N.P.T.L (lớp 7C, Trường THCS K'Đơn, tỉnh Lâm Đồng) bị đánh hội đồng đến ngất xỉu, được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Đơn Dương trong tình trạng bị choáng, chấn thương vùng đầu, mặt và mắt phải phù nề, trên đầu có vết rách. Hiện tinh thần của nữ sinh vẫn chưa ổn định.

Theo lời kể của nạn nhân, đêm 23/10, khi đang ăn tối tại nhà thờ K'Đơn, em bị N.H (lớp 7A cùng trường), chị gái của N.H là Huyền (lớp 10 trường THPT P'Ró), L.H.T.Tr (lớp 10 Trung cấp Nghề Đơn Dương) và một số học sinh khác gọi ra góc khuất đánh hội đồng bằng tay, chân và mũ bảo hiểm. Một vài bạn đi cùng muốn can ngăn nhưng nam sinh tên là X.T (ngụ xã Tu Tra, Đơn Dương) cầm dao đe dọa "đứa nào vào can tao giết".

Học sinh đánh nhau liên tiếp: Hoạt động của các phòng Tư vấn tâm lý học đường có bị bỏ quên? - Ảnh 2.

Nữ sinh lớp 7 ở Lâm Đồng bị nhóm học sinh đánh hội đồng chấn thương vùng đầu phải nhập viện.

Tiếp đó, L. bị lôi ra sân bóng và bị nhóm học sinh lớp 10 đánh tới tấp đến ngất xỉu. Chỉ khi có người lớn phát hiện, chạy tới can ngăn, nhóm học sinh có hành vi đánh người mới bỏ đi. Đến khoảng 20h30 cùng ngày, L. được bạn đưa về nhà trong tình trạng tinh thần hoảng loạn, lên giường trùm kín mền, không dám kể lại chuyện bị hành hung với cha mẹ.

Cũng trong ngày 25/10, một đoạn clip dài hơn 1 phút ghi lại cảnh một nữ học sinh mặc quần xanh áo trắng, đeo khăn quàng, trên vai còn mang chiếc cặp đã bị một nhóm nữ sinh khác dùng mũ bảo hiểm đánh tới tấp vào đầu gây rách đầu, chảy máu và phải đưa đi cấp cứu. Tất cả các nữ sinh này đều học sinh lớp 9 của Trường THCS Nguyễn Du, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đăk Lăk). Sự việc xảy ra vào ngày 24/10, bên ngoài nhà trường.

Theo nội dung đoạn clip, trong lúc đang đứng nói chuyện, một nữ sinh mặc áo khoác trắng, mũ trắng bất ngờ ném mũ bảo hiểm vào đầu, người nữ sinh đeo khăn quàng đứng đối diện. Không chỉ vậy, thời điểm này, một nữ sinh khác cũng lao lại nắm tóc nữ sinh đeo khăn quàng, rồi dùng tay đánh nhiều cái vào đầu nữ sinh đeo khăn quàng.

Trong lúc nữ sinh đeo khăn quàng đang bị đánh thì một số học sinh có mặt tại đây đã dùng điện thoại quay lại clip cảnh nhóm nữ sinh tấn công bạn học. Trong đó, có một người còn cầm điện thoại đưa gần lại mặt của nạn nhân. Đáng nói, thời điểm xảy ra sự việc, có rất nhiều học sinh khác có mặt tại đây nhưng không có bất kỳ ai chạy tới can ngăn hành vi đánh đập bạn của nhóm nữ sinh. Thậm chí, có em còn đứng đếm từng "cú đánh" của nhóm nữ sinh đối với nữ sinh đeo khăn quàng.

Học sinh đánh nhau liên tiếp: Hoạt động của các phòng Tư vấn tâm lý học đường có bị bỏ quên? - Ảnh 3.

Một nhóm nữ sinh trung học ở Đăk Lăk đã dùng mũ bảo hiểm đánh tới tấp một bạn nữ khác. Nhiều học sinh có mặt nhưng không can ngăn mà còn đứng đếm từng cú đánh.

Trước đó vài ngày, tại huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An) cũng xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nhóm nữ sinh là học sinh lớp 7 Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Thông Thụ đánh bạn ngoài đường, giữa đêm tối trên mạng xã hội đã gây xôn xao dư luận, nguyên nhân do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Những dấu hiệu tiềm ẩn

Theo cô Nguyễn Thị Kim Thuý - Hiệu trưởng Trường THCS đô thị Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội): Bạo lực học đường có những dấu hiệu tiềm ẩn, biểu hiện qua các ứng xử hàng ngày giữa học sinh với nhau. Các dấu hiệu như nhìn thiếu thân thiện, trêu đùa quá khích, tẩy chay, nói xấu nhau,… đều là nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực học đường.

Còn theo PGS.TS. Trần Thành Nam - Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, nguyên nhân một phần là do trẻ phải học trực tuyến ở nhà trong thời gian dài vì đại dịch COVID-19 khiến các em căng thẳng, mất ngủ, lo âu, trầm cảm thậm chí những suy nghĩ tự hại bản thân. Mâu thuẫn bạn bè càng gia tăng, không thể thấu cảm với nhau khi các em tương tác online. Tất cả dẫn đến nhiều thách thức về bạo lực học đường khi mở cửa lại trường học.

Ngoài ra, theo PGS.TS. Trần Thành Nam, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên nói chung, hoạt động của các phòng Tư vấn Tâm lý học đường nói riêng đã bị bỏ quên nghiêm trọng.

Cách nào để giảm bạo lực học đường?

PGS.TS. Trần Thành Nam cho biết, bạo lực học đường là một vấn đề xã hội mà tất cả chúng ta đều có chung trách nhiệm nhưng trường học phải đi đầu trong cuộc khủng hoảng này.

Trường học sẽ là người tiên phong, chịu trách nhiệm tổ chức và lôi kéo các bên tham gia. Nhà trường phải xác định được những trẻ có vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần, những trẻ có nguy cơ bạo lực học đường thông qua bảng hỏi sàng lọc cảm xúc và những trải nghiệm mới xảy ra.

Ví dụ: em có từng bị bắt nạt, em trở nên thu mình và trầm cảm; em lo lắng, em bị tẩy chay, em gặp rắc rối với việc kiểm soát hành vi, em đang có xích mích với những bạn ngoài nhà trường...

Bên cạnh đó, nhà trường cần đẩy mạnh công tác Tư vấn tâm lý học đường, tổ chức lại Phòng Tư vấn tâm lý trong các trường học để hỗ trợ các nhu cầu tâm lý. Giáo viên cần chú ý đến các dấu hiệu tổn thương sức khỏe tâm thần và tích cực giới thiệu học sinh đến tham gia các hoạt động hỗ trợ. Triển khai nhiều hoạt động để tạo ra cảm giác gắn bó và thân thuộc với nhà trường. Đó là cách thức để giảm các hành vi bạo lực bột phát.

PGS.TS. Trần Thành Nam cho biết thêm, các bậc phụ huynh cần quan tâm chú ý con để nhận ra các dấu hiệu con stress hoặc lo lắng. Hãy chia sẻ những lời nhắn nhủ đến con khi con đến trường.

Làm gì để dạy thêm, học thêm không biến tướng, làm ‘hại’ trẻ?Làm gì để dạy thêm, học thêm không biến tướng, làm ‘hại’ trẻ?

SKĐS - Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm không chỉ trở thành gánh nặng "cơm áo gạo tiền" đối với nhiều gia đình mà vấn đề học thêm quá đà còn chiếm hết thời gian vui chơi hay tham gia các hoạt động khác, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn