Hà Nội

Học sinh có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế hay không, mức đóng là bao nhiêu?

04-09-2024 09:39 | Xã hội
google news

SKĐS – Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết học sinh bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế hay không và vì sao mức đóng bảo hiểm y tế của con em họ năm nay lại tăng cao hơn rất nhiều so với những năm trước?

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng Bảo hiểm y tế (BHYT) của hộ gia đình và học sinh, sinh viên có sự thay đổi.

Theo quy định hiện nay, người đầu tiên trong hộ gia đình sẽ đóng BHYT một tháng 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

BHYT

Học sinh - sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Ảnh minh họa.

Từ ngày 1/7/2024, mức đóng cụ thể là:

Học sinh có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế hay không, mức đóng là bao nhiêu?- Ảnh 2.

Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho biết thêm, theo quy định hiện nay, học sinh - sinh viên thuộc nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Đồng thời, các em đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sẽ tham gia BHYT tại trường đang học, không tham gia BHYT hộ gia đình.

Từ ngày 1/7/2024, mức đóng BHYT hằng tháng của học sinh - sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, còn lại học sinh - sinh viên tự đóng 70%).

Phụ huynh, học sinh - sinh viên có thể linh động lựa chọn đóng theo 4 phương thức gồm 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng một lần. Mức đóng cụ thể như sau:

Học sinh có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế hay không, mức đóng là bao nhiêu?- Ảnh 3.

Trả lời về việc học sinh – sinh viên có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế hay không? Vị đại diện này cho biết, ngày 14/11/2008, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật BHYT (có hiệu lực từ ngày 1/7/2009). Luật BHYT điều chỉnh các mối quan hệ liên quan tới các chủ thể tham gia BHYT, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan quản lý đối với chính sách xã hội quan trọng này.

Đối với nhóm đối tượng học sinh – sinh viên, Luật quy định lộ trình thực hiện từ tự nguyện chuyển sang đối tượng bắt buộc tham gia BHYT. Theo đó, từ 1/1/2010, học sinh – sinh viên trở thành nhóm đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT.

Ngày 13/6/2014, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015). Các điểm mới quan trọng trong Luật sửa đổi là quy định "BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc"; khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình. Trong lộ trình thực hiện BHYT bắt buộc toàn dân, học sinh – sinh viên, tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối tượng cần sớm được bao phủ BHYT.

Về quy định của Luật, theo Khoản 4 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014, học sinh – sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng (hỗ trợ từ 30% đến 100% mức đóng tùy thuộc nhóm đối tượng ưu tiên).

Xem thêm bài viết:

Quyền lợi của người tham gia BHYT được đề xuất mở rộng thế nào?Quyền lợi của người tham gia BHYT được đề xuất mở rộng thế nào?

SKĐS - Tại dự Luật BHYT sửa đổi, bổ sung sẽ có danh sách các bệnh phải lên tuyến trên điều trị mà không cần giấy chuyển tuyến, vừa thuận tiện cho người dân, vừa tiết kiệm chi phí do không phải khám chữa bệnh trùng lặp ở tuyến dưới và tuyến trên.


Quỳnh Mai
Ý kiến của bạn