Học sinh cần làm gì khi đối mặt với nạn bạo lực học đường?

05-10-2023 17:50 | Xã hội

SKĐS - Những ngày vừa qua, liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường tại một số địa phương. Khi phải đối mặt với vấn nạn này, cha mẹ cần đứng lên đấu tranh để bảo vệ cho con đồng thời trang bị cho con kỹ năng ứng phó.

Bạo lực học đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Thời gian gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường đã xảy ra, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nạn nhân. Vấn đề này khiến nhiều phụ huynh lo lắng và quan tâm.

Học sinh cần làm gì khi đối mặt với nạn bạo lực học đường? - Ảnh 1.

Bạo lực học đường là hành động cần lên án.

Về nguyên nhân tình trạng bạo lực học đường, trao đổi với Báo Sức khỏe và Đời sống, bà Trương Bích Nguyệt, Phó giám đốc Trung tâm kỹ năng sống tại Hà Nội cho hay, trẻ em lứa tuổi từ 10 đến 17 tuổi có sự chuyển biến về tâm lý. Đây là giai đoạn các em phát triển và hoàn thiện nhân cách theo lứa tuổi. Đặc biệt độ tuổi này thích đề cao cái tôi cá nhân và luôn muốn chứng minh cho người thân và mọi người xung quanh là mình đã lớn.

Do đó, khi các em không được giáo dục cẩn thận ngay từ nhỏ, ở gia đình, nhà trường, không được chú trọng rèn kỹ năng sống sẽ dẫn đến khả năng không kiềm chế được cảm xúc bản thân và phản kháng lại bằng cách gây bạo lực.

Gia đình cũng chính là tấm gương để các em noi theo. Vì thế, cha mẹ và các thành viên trong gia đình tôn trọng nhau, cư xử đúng mực, gương mẫu thì con cái sẽ ứng xử, giải quyết mọi vấn đề đúng đắn theo những chuẩn mực đạo đức mà các thành viên trong gia đình đã hình thành trong quá trình chung sống. Bạo lực học đường ít xảy ra đối với những học sinh có sự giáo dục tốt từ gia đình.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra trong phạm vi đối tượng là học sinh mà với cả những người làm giáo dục. 

Sự gia tăng của bạo lực học đường dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với nền giáo dục và tâm lý học sinh. Một số nạn nhân có thể cố gắng chịu đựng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Tuy nhiên nhiều học sinh lại không biết cách xử lý, không trông cậy được vào ai lại chọn con đường tiêu cực như tự tử.

Cần làm gì khi xảy ra bạo lực học đường?

Đối với học sinh, cần phải học cách bảo vệ chính bản thân mình. Học võ là phương pháp tự vệ hữu ích nhất đồng thời cũng rèn luyện sức khỏe của bản thân. Khi thấy một nhóm bạn hay một bạn có ý định bắt nạt, cần đàm phán với sự thân thiện và giọng điệu bình tĩnh, tốc độ chậm, rõ ràng, nhìn thẳng khi nói chuyện. Đồng thời, cảnh báo hậu quả nếu hành vi bạo lực tiếp diễn. Sau đó phải báo lại với nhà trường, thầy cô và bạn bè để tìm cách giải quyết.

Hiện nay, có rất nhiều nhóm, fanpage trên mạng xã hội được lập ra với mục đích lên án bạo lực học đường, chia sẻ và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho học sinh. Chỉ cần gõ cụm từ "bạo lực học đường" trên thanh tìm kiếm Facebook, người dùng có thể tìm thấy hàng loạt nhóm kín là diễn đàn của những nạn nhân bị bắt nạt, như "Chia sẻ - Tẩy chay bạo lực học đường", "Hội những nạn nhân trong nạn bạo lực"... thu hút nhiều thành viên.

Học sinh cần làm gì khi đối mặt với nạn bạo lực học đường? - Ảnh 2.

Nhiều hội nhóm tẩy chay bạo lực học đường trên mạng xã hội. (ảnh chụp màn hình)

Tại những hội nhóm này, người đăng bài thường đăng ẩn danh hoặc sử dụng tài khoản phụ để chia sẻ về câu chuyện của bản thân đang phải trải qua tình trạng bị bạo lực học đường. Dưới mỗi bài đăng luôn có các thành viên trong nhóm an ủi nạn nhân bạo lực học đường và đưa ra những lời khuyên cho từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, nhiều người trong hội nhóm cũng có quan điểm, phụ huynh không nên thờ ơ bỏ qua chuyện con bị dọa nạt, cho rằng đó là chuyện nhỏ, xích mích trẻ con.

Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến con em mình, chú ý biểu hiện bất thường của các em, cần thiết có thể phải can thiệp về tâm lý tránh để các em có những suy nghĩ, thái độ và hành vi tiêu cực.

Xem thêm bài viết được liên quan:

An toàn thực phẩm trước cổng trường học: Phụ huynh lo lắng, trẻ hồn nhiên ănAn toàn thực phẩm trước cổng trường học: Phụ huynh lo lắng, trẻ hồn nhiên ăn

SKĐS - Những gói kẹo nhiều màu sắc, đồ viên chiên... là đồ ăn yêu thích của trẻ nhỏ khi tan học. Tuy nhiên, thực phẩm bày bán trước cổng trường đang là mối nguy hiểm về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) vì không được kiểm soát.






Đan Tâm
Ý kiến của bạn