Triệu chứng
•Người bệnh thường có ý nghĩ hoặc hay nói về các sự việc không có trong thực tế.
•Khác với người bị lú lẫn, người mắc chứng hoang tưởng tỏ ra rất có ý thức và năng động.
•Nhiều bệnh nhân tuy nói về các sự việc không bình thường, nhưng có thể thực hiện được, lại biết lý luận để chứng minh.
•Trước khi chứng hoang tưởng thực sự xảy ra, người bệnh có những biểu hiện khác thường như bị mất ngủ. Khi lên cơn, người bệnh thường kể cho người thân rằng mình bị rình rập, theo dõi, đe dọa, bị ma ám hoặc vừa nhận được nhiệm vụ đặc biệt...
•Người bị hoang tưởng đôi khi tưởng mình là nhân vật quan trọng, nổi tiếng hoặc là nạn nhân nào đó.
•Thường ngủ ít, ăn ít và uống nước ít nên nhìn họ rất mệt mỏi, hốc hác.
•Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể có những hành động có hại cho bản thân hoặc cho người khác, sau đó thường có xu hướng lẩn trốn vì mặc cảm tội lỗi.
Nguyến nhân
•Nguồn gốc của hoang tưởng có thể xuất phát từ định kiến hay ám ảnh, từ ảo giác hoặc là hiện tượng duy nhất của một bệnh loạn thần còn sót lại (hoang tưởng di chứng).
•Hoang tưởng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau: tâm thần phân liệt, loạn thần cấp, các rối loạn cảm xúc (trầm cảm, hưng cảm) có triệu chứng loạn thần, loạn thần thực tổn...
Cách phòng chống
•Có chế độ và môi trường sống lành mạnh.
•Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội có ích.
•Khi nghi ngờ một người bị hoang tưởng hoặc có những biểu hiện bất thường, lệch lạc trong suy nghĩ, cần đưa đến các phòng khám tâm thần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phát hiện được hoang tưởng ở giai đoạn sớm sẽ giúp cho điều trị có hiệu qủa.