Trong những năm vừa qua việc phát lộ ra hàng ngàn di vật từ khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu đã cho thấy những giá trị lịch sử to lớn mang tầm quốc tế tại di tích này.
Theo TS. Bùi Minh Trí (Phó chủ nhiệm Dự án Hoàng thành Thăng Long - Viện Khảo cổ học) trong năm 2005-2006 khi nghiên cứu chỉnh lý di vật, đã phát hiện được nhiều loại hình di vật mới phản ánh rõ thêm về tính chất của khu di tích, ví dụ như trường hợp viên ngói ghi chữ Kim Quang điện (điện Kim Quang). Theo tư liệu lịch sử thì điện Kim Quang là một điện quan trọng trong Cấm thành thời Lê sơ, đó là nơi các đơn vị cấm quân thường xuyên đón rước xa giá nhà vua. Bên cạnh đó, việc tìm ra những di vật gốm sứ trang trí rồng, phượng, sư tử hoặc ghi chữ Quan là những cơ sở quan trọng để nhận định rằng đó là những đồ dùng dành riêng cho nhà vua (gọi là đồ ngự dụng).
Phát lộ di vật Hoàng thành Thăng Long. |
Việc nghiên cứu các di vật được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long bước đầu đã cho thấy những giá trị có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học và lịch sử và thêm một lần nữa giúp chúng ta khẳng định rằng đây chính là di tích nằm ở khu trung tâm của Cấm thành (tức khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê) đồng thời còn góp phần khẳng định rõ thêm tính chất và tầm quan trọng của các dấu tích nền móng các công trình kiến trúc xuất lộ trong khu di tích: đó chính là phần còn lại quý báu của các cung điện, lầu các của Cấm thành Thăng Long xưa liên quan đến nơi ở, sinh hoạt và làm việc của các triều đại vua chúa và hoàng gia qua các thời kỳ lịch sử.
Thời Trân