Hoàng kỳ tẩm bổ có sự phối hợp như thế nào?

19-04-2013 14:29 | Y học cổ truyền
google news

Hoàng kỳ là một vị thuốc bổ lâu đời. Quyển sách chuyên ngành dược vật học đầu tiên thời Đông Hán “Thần Nông bản thảo kinh” đã liệt kê hoàng kỳ là thượng phẩm. Hoàng kỳ bổ khí toàn thân.

Hoàng kỳ là một vị thuốc bổ lâu đời. Quyển sách chuyên ngành dược vật học đầu tiên thời Đông Hán “Thần Nông bản thảo kinh” đã liệt kê hoàng kỳ là thượng phẩm. Hoàng kỳ bổ khí toàn thân.

Theo thực tiễn lâm sàng và đi sâu nghiên cứu, hoàng kỳ vốn được xem là thuốc bổ khí từ xưa đến nay, nhưng phạm vi ứng dụng thực tế mở rộng rất nhiều.

Bệnh đái tháo đường: chú trọng dùng hoàng kỳ trong phương thang bào chế: hoàng kỳ (sống) 30g, sinh địa 30g, thương truật 15g, huyền sâm 30g, cát căn 30g, đơn sâm 30g. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, hoàng kỳ, sinh địa có tác dụng hạ đường huyết. Thương truật và huyền sâm đều có tác dụng kéo dài thời gian hạ đường huyết. Cát căn và đan sâm hoạt huyết thông mạch, giúp tăng tác dụng hạ đường huyết.
Hoàng kỳ tẩm bổ có sự phối hợp như thế nào? 1

Tăng huyết áp: hoàng kỳ có tác dụng điều tiết huyết áp hai chiều. Khi dùng liều nhỏ gây tăng huyết áp, khi dùng liều lớn làm giảm huyết áp. Hoàng kỳ khi dùng hạ huyết áp, lượng dùng phải trên 30g. Với người bệnh có mạch hư nhược, thở ngắn mất sức, choáng váng, cứng cổ, lưng gối mỏi đau, hai mắt khô chát, ù tai, đặc biệt là huyết áp tâm trương không giảm, dùng bài thuốc sau thì hiệu quả thấy rõ: hoàng kỳ 30g, nữ trinh tử 25g, tang ký sinh 25g, ngưu tất 10g, trạch tả 5g, câu đằng 20g (hãm sau), mẫu lệ 30g (sắc trước), cát căn 15g.

Viêm gan siêu vi B: hoàng kỳ 20g, đại táo 10 quả. Đổ nước nấu cô đặc, dùng nước ăn táo. Hoàng kỳ giúp ức chế men SGPT và SGOT tăng cao, ngăn cản gan xơ hóa, có chức năng bảo vệ gan. Hoàng kỳ có tác dụng tăng sức miễn dịch, còn kích thích tạo ra Interferon (IFN), để phòng ngừa sự xâm nhập của virút.

Viêm cơ tim do virút: nhóm nghiên cứu gồm những chuyên gia y học tiến hành nghiên cứu kéo dài 20 năm đối với hoàng kỳ dùng điều trị viêm cơ tim do virút, khám phá rằng hoàng kỳ có tác dụng chống virút, điều tiết miễn dịch, kích hoạt hệ thống Interferon (IFN), cải thiện sinh trưởng nội bì tế bào… Qua kiểm chứng lâm sàng trên 1.086 người bệnh viêm cơ tim do virút khắp 12 bệnh viện lớn tại Trung Quốc cho thấy: hoàng kỳ có hiệu quả đối với viêm cơ tim do virút hiệu quả thấy rõ so với những nhóm trị liệu khác.

Viêm ruột do phóng xạ: viêm ruột do phóng xạ là biến chứng của ung thư ruột, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung hoặc những khối u vùng chậu khác trong quá trình xạ trị. Biểu hiện thường gặp: tiêu chảy, đau bụng, đại tiện máu mủ, tăng số lần bài tiện, thậm chí mỗi ngày nhiều hơn 20 - 30 lần, dùng bài thuốc: hoàng kỳ 15g, thương truật 10g, bạch truật 10g, kê nội kim 10g, khổ sâm 15g, long cốt (đoạn) 15g, bột huyết kiệt (hãm uống) 1,5g, bạch thược (sao) 10g, cam thảo (sống) 6g.

Bài thuốc này không chỉ giúp bổ tỳ, điều trị sung huyết niêm mạc, phù nề, tế bào tổn thương, cải thiện những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đại tiện mủ máu… do xạ trị, hơn nữa còn có công hiệu bảo vệ gan, chống tái phát khối u và di căn.

Tẩm bổ sau mổ: hoàng kỳ 30g, a dao 30g, nếp 100g, đường đen 20g. A dao giã nhuyễn, cho vào chảo gang, sao vàng, tán mịn, sử dụng sau. Hoàng kỳ rửa sạch, nướng khô, thái phiến, cùng nếp cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, ninh thành cháo, nêm bột a dao và đường đen, tiếp tục ninh cháo đặc thì hoàn tất. Hoàng kỳ, a dao cùng hỗ tương, khí huyết song bổ. Nước sắc hoàng kỳ đã được chứng minh có thể kích thích cơ thể sản sinh interferon chống gen gây ung thư, theo đó phát huy tác dụng chống ung thư. Do vậy, hoàng kỳ rất thích hợp dùng tẩm bổ sau mổ.

Thực dưỡng cho sức khỏe: hoàng kỳ thái lát mỏng, sử dụng dần. Mỗi lần dùng 5 - 10g, bỏ trong ly, chế nước sôi, hãm nửa giờ thì dùng uống thay trà.

Hoàng kỳ nâng cao chức năng miễn dịch cơ thể thấy rõ, tăng sức đề kháng, thúc đẩy trao đổi chất, giảm hàm lượng lipofuscin trong tế bào. Thường uống hoàng kỳ có thể dự phòng cảm cúm và viêm phế quản tái phát.

LY,DS. BÀNG CẨM


Ý kiến của bạn