Tác dụng của hoàng kỳ
Tính vị quy kinh: Hoàng kỳ tính ôn, vị ngọt, lợi vào kinh phế, tỳ.
Dược liệu được thái miếng trực tiếp cho vào làm thuốc gọi là sinh hoàng kỳ. Nếu được sao tẩm mật gọi là chích hoàng kỳ.
Sinh hoàng kỳ có tác dụng ích khí, cố biểu, lợi tiểu, trị bệnh tiêu khát (tiểu đường) tiểu buốt, giải nhiệt, giải độc, bài nùng (rút mủ) trị viêm da lở loét.
Chích hoàng kỳ có tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương trị nội thương mệt mỏi, tỳ hư tiêu chảy, khí huyết hư suy.
Liều dùng hằng ngày 8g - 12g, có thể dùng đến 40-125g.
Kiêng kỵ: Người thuộc chứng thực nhiệt, tích trệ hay bị tức bụng, tức ngực, hay tức giận (can khí bất hòa) không nên dùng.
Theo y học hiện đại, thành phần hóa học của hoàng kỳ gồm: Chất đường, chất bột, chất keo, glucoza, chất xơ, nguyên tố vi lượng như selennium, sắt, calci, phospho, magnesium… có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm chậm sự lão hóa của tế bào và có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa. Qua nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm cho thấy hoàng kỳ có các tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, lợi tiểu, bảo vệ gan, phòng chống ung thư…
Lưu ý khi dùng thuốc: Người bệnh cao huyết áp, tim không bình thường hay thở hổn hển, thận trọng không nên dùng.
Bài thuốc có hoàng kỳ
Bài 1: Sinh hoàng kỳ 250g, đẳng sâm 250g, bạch truật 250g, bạch linh 250g, phá cố chỉ 300g.
Cách dùng: Tất cả sấy khô, tán vụn. Liều dùng 50g/ngày. Hãm với nước sôi trong bình kín, uống trong ngày.
Trong y học cổ truyền: Hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật và bạch linh có tác dụng bổ ích tỳ khí. Phá cố chỉ bổ thận ôn trung, trợ dương.
Nghiên cứu hiện đại: Bài thuốc có công dụng nâng cao miễn dịch dịch thể và tế bào, làm tăng bạch cầu ở bệnh nhân ung thư sau khi dùng xạ trị và hóa trị liệu, đặc biệt là tế bào NK và đại thực bào. Điều này rất có ý nghĩa khi dùng để phòng chống COVID-19 nói riêng và các bệnh lý ung thư nói chung.
Bài 2: Sinh hoàng kỳ 200g, nữ trinh tử 200g, linh chi 120g, đan sâm 120g, đương quy 120g, đẳng sâm 120g, đương quy 120g, liên nhục 120g.
Cách dùng: Tất cả sấy khô, tán vụn, trộn đều. Liều dùng 50g/ngày. Hãm với nước sôi trong bình kín, uống trong ngày.
Trong y học cổ truyền: Hoàng kỳ, đẳng sâm và liên nhục và đương quy bổ huyết hoạt huyết. Nữ trinh tử bổ thận trợ dương.
Nghiên cứu hiện đại: Bài thuốc có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng bạch cầu ở những bệnh nhân ung thư sau hóa xạ trị liệu pháp, nâng cao năng lực của tế bào NK (tế bào tiêu diệt tế bào ung thư), kháng khuẩn và kháng vi rút, cải thiện rõ rệt sức đề kháng của cơ thể.
Bài 3: Hoàng kỳ 300g, kê huyết đằng 300g, phá cố chỉ 200g, thỏ ty tử 200g, đương quy 200g, kỷ tử 200g và trần bì 150g.
Cách dùng: Tất cả các vị thuốc đem sấy khô, tán vụn, trộn đều. Liều dùng 60g/ngày, chia 2 lần. Hãm với nước sôi trong bình kín, uống trong ngày.
Trong y học cổ truyền: Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí. Kê huyết đằng, đương quy, kỷ tử bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng âm. Phá cố chỉ và thỏ ty tử dưỡng tinh, bổ thận, trợ dương.
Nghiên cứu hiện đại: Bài thuốc có tác dụng tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể, làm tăng lượng bạch cầu ở bệnh nhân ung thư sau hóa xạ trị liệu pháp, kháng vi rút và vi khuẩn, cải thiện công năng các tạng phủ.
Mời độc giả xem thêm video:
Hướng dẫn cách tập thở và vận động tại nhà