‘Hoa sữa không có tội, lỗi là bởi trồng cây với mật độ quá dày’

27-10-2022 07:00 | Xã hội
google news

SKĐS - Hà Nội có kế hoạch thay thế hoa sữa ở đường Nguyễn Chí Thành bằng loại cây khác, nhằm hạn chế mùi hương quá nồng.

Hoa sữa khoe sắc nồng nàn mùa thu Hà NộiHoa sữa khoe sắc nồng nàn mùa thu Hà Nội

SKĐS - Mỗi độ thu về, Hà Nội lại nồng nàn mùi hương hoa sữa. Từng con phố, ngõ nhỏ ngập tràn màu hoa trắng tinh khôi gợi trong lòng mỗi người cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.

Chỉ nên tỉa bớt, không nên chặt bỏ hàng loạt

Ngày 26/10, một lãnh đạo Ban quản lý dự án quận Đống Đa (thuộc UBND quận Đống Đa) cho biết quận này đang xin ý kiến các cơ quan nhằm hoàn thiện phương án triển khai dự án chỉnh trang tuyến phố Nguyễn Chí Thanh.

Về việc chỉnh trang cây xanh, quận Đống Đa đề nghị các cơ quan của TP. Hà Nội cho phép di chuyển khoảng 80 cây hoa sữa ở phố Nguyễn Chí Thanh, thay thế bằng các cây khác phù hợp hơn nhằm hạn chế mùi hương quá nồng.

Trước đề xuất từ phía quận Đống Đa, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu quận này cần xây dựng tiến độ thực hiện, tính khả thi khi áp dụng quy trình kỹ thuật trong việc dịch chuyển các cây hoa sữa có khối lượng lớn, khả năng bảo tồn và chăm sóc cây sau dịch chuyển.

Về đề xuất di dời cây hoa sữa vào các công viên, vườn hoa do UBND quận Đống Đa quản lý, Sở Xây dựng lưu ý cần xem xét, đánh giá về mật độ cây trồng cho phù hợp, tránh mùi hoa sữa tỏa nồng nặc sau khi trồng.

Hoa sữa không có tội, lỗi là bởi trồng cây với mật độ quá dày - Ảnh 2.

Hoa sữa làm nên vẻ đẹp của nhiều tuyến phố Hà Nội.

GS.TSKH Trần Đình Long, chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho rằng hoa sữa không có tội. Lỗi là do người lam quy hoạch nên mới xuất hiện tình trạng hoa hoa sữa đậm đặc ảnh hưởng đến người dân xung quanh. GS Long cho rằng hoa sữa là loại cây đô thị, dễ trồng và có vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên loài hoa này chỉ đẹp và phát huy được thế mạnh khi được trồng đúng cách. Nếu sử dụng thái quá thì nó gây những tác hại ngoài mong muốn.

Cụ thể, cây hoa sữa phải trồng cách nhau tối thiểu là 50m. Nhưng thực tế, người ta trồng với mật độ quá dày, chỉ 2-3m lại có một cây. Với mật độ này, vào mùa hoa nở, hương sẽ rất nồng nặc. Giải pháp lúc này là chặt hạ hoặc đánh chuyển bớt hoa sữa ở các tuyến phố, tuân thủ nguyên tắc khoảng cách tối thiểu giữa hai cây là 50m thì sẽ giữa được vẻ đẹp của cây. Hoa sữa làm nên vẻ đẹp của Hà Nội, việc chặt hạ hàng loạt mà không nghiên cứu kỹ lưỡng rất nguy hại.

Sau khi chặt tỉa bớt, có thể trồng xen kẽ các loại cây phù hợp với tuyến phố và thổ nhưỡng như bằng lăng, muồng, phượng vĩ, hoa giấy... Hà Nội cần có quy hoạch cây xanh và tuân thủ quy hoạch. Có các tiêu chí để lựa chọn cây đô thị như: Đảm bảo không gian cảnh quan tuyến phố; đảm bảo đặc trưng văn hóa tuyến phố; lựa chọn dựa trên đặc trưng sinh học của từng loài cây…

Chưa có quy hoạch về cây trồng đô thị

TS Trần Anh Tuấn,  Phó Viện trưởng Viện kiến trúc Cảnh quan và Môi trường, ĐH Lâm Nghiệp Hà Nội khẳng định, hiện các đô thị ở nước ta mới chỉ có quy hoạch về mặt không gian xanh, về diện tích dành cho cây xanh chứ còn chưa hề có quy hoạch về lựa chọn loài cây để trồng trong đô thị.

Các tiêu chí cần quan tâm để lựa chọn cây trồng trong đô thị như: Thứ nhất là lựa chọn cây trồng đảm bảo về không gian cảnh quan tuyến đường; lựa chọn cây xanh phù hợp với đặc trưng văn hóa của tuyến phố đó hay đường. Tiếp đó là lựa chọn dựa trên đặc trưng sinh học của từng loài cây để có thể đưa ra được các đề xuất tuyến phố nào, đường nào thì loài cây gì…

"Nó phụ thuộc vào không gian, vỉa hè hay dải phân cách có đủ rộng hay không, nếu đủ rộng mới trồng cây lớn được, vì cần bóng mát và bộ rễ phải đủ rộng. Không gian nhỏ có thể dùng cây bám đường… Để đảm bảo an toàn giao thông thì những cây đó không được cành giòn, dễ gẫy trong mùa mưa bão", TS Trần Tuấn Anh nói.

Theo các chuyên gia, thông thường mỗi thành phố đều có danh sách những cây trồng bản địa thích nghi với môi trường và ngoài ra còn có danh sách các cây công trình, cây cảnh quan đô thị dựa trên những cơ sở nghiên khoa học. Bởi vậy, khi đưa một loại cây trồng mới, nhất định phải được trồng thử nghiệm trước khi đưa vào trồng đại trà vì nó còn liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ cây sau này.

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện của đô thị, hiệu ứng tốt thì cây xanh đó mới đem ra trồng đại trà. Việc trồng cây xanh số lượng lớn trong đô thị phải tuân theo quy hoạch tuyến nào trồng cái gì, để có bản sắc riêng, phù hợp với không gian cảnh quan, tạo được ấn tượng chung cho toàn đô thị.

Hà Nội cần có một đề án cụ thể hơn để phát triển cây xanh đô thị. Khi quyết định trồng cây gì thì yếu tố bản địa, gắn liền với đời sống của người dân địa phương phải được đưa lên hàng đầu. Cây vừa phải có sức chống chịu tốt, tránh gãy đổ trong mùa mưa bão, vừa phải phù hợp với cảnh quan kiến trúc đô thị.

Trước đó, ngày 6/2021, cũng tại tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Công ty Công viên cây xanh Hà Nội đã bứng và di dời hàng chục cây phong lá đỏ được trồng ở đây để đưa về vườn ươm chăm sóc.

Nguyên nhân hàng cây phong lá đỏ bị di dời là bởi sinh trưởng không như kỳ vọng, dù đang trong mùa sinh trưởng nhưng hàng cây này vẫn khẳng khiu, trơ trụi lá, thậm chí nhiều cây còn bị chết khô.

Cũng tại Hà Nội, vào tháng 7/2019, trước phản ảnh mùi hoa sữa tỏa hương khiến môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng, Hà Nội đã bứng hạ và di chuyển hàng loạt cây hoa sữa tại đường Trích Sài (Tây Hồ) lên trồng tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) với mục đích "mùi hoa sữa sẽ át mùi rác".

Hà Nội: Di chuyển 96 cây hoa sữa tại phố Trích Sài; giải tỏa bãi đỗ xe ô đất E5 ở Cầu GiấyHà Nội: Di chuyển 96 cây hoa sữa tại phố Trích Sài; giải tỏa bãi đỗ xe ô đất E5 ở Cầu Giấy

SKĐS - Tại hội nghị giao ban báo chí thường kỳ ngày 23/7, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội Lê Tự Lực cho biết, TP sẽ thực hiện di chuyển 96 cây hoa sữa tại phố Trích Sài, phường Bưởi về Khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, huyện Sóc Sơn.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chiều 26/10: Tường  tận lời khai và tính cách nghi phạm sát hại đôi nam nữ trên phố ở Bắc Ninh | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn