Hoa đào - Vị thuốc quý

18-03-2015 08:00 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Hoa đào ngoài ý nghĩa tạo cho những ngày xuân Tết thêm hương sắc còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Hoa đào ngoài ý nghĩa tạo cho những ngày xuân Tết thêm hương sắc còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, không độc. Lợi đại tiểu tiện, trục giun sán, tan sỏi thận, thông kinh huyết, hóa đàm, chữa điên loạn... Có thể sắc uống hoặc tán bột 4-8g/ngày. Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương hoặc giã đắp. Sau đây là một số cách dùng hoa đào chữa bệnh.

Hoa đào ngoài ý nghĩa tạo cho những ngày xuân Tết thêm hương sắc còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Chữa thủy thũng: hoa đào lượng vừa đủ, nghiền bột mỗi lần lấy 6g cho vào nước cháo loãng, uống lúc đói. Ngày 3 lần hoặc nấu cháo hoa đào ăn.

Chữa táo bón: bột hoa đào 30g, bột mì 100g làm bánh ăn hoặc bột hoa đào 10g chia 2 lần hòa nước ấm uống lúc đói.

Đau eo lưng: hoa đào 100g, gạo nếp 500g, hoa đào giã vụn, trộn gạo nếp cho nước nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần.

Sỏi thận: hoa đào, hổ phách lượng bằng nhau. Nghiền hoa đào trộn đều với hổ phách mỗi lần 6g cho vào 1 tô lớn nước, nấu trong nửa giờ, lọc lấy nước uống. Ngày 2 lần.

Liệt dương: hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa hẹ, trầm hương mỗi thứ 30g, nhân hạt đào 240g, rượu gạo, rượu cồn mỗi thứ 1.250ml. Hòa trộn với nhau 7 vị trên cho vào túi lụa treo vào trong 1 hũ sành sứ bịt kín miệng hũ. Ngâm 1 tháng, mỗi lần uống 20ml ngày uống 2 lần vào 2 bữa ăn chính.

Bế kinh: hoa đào 25g ngâm vào 250ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần uống 10ml hòa với nước ấm hoặc hoa đào 10g cho vào cơm rượu 50g trộn đều, chưng cách thủy cho nhừ hoa để bớt nóng, ăn cả cơm và hoa. Ngày 1 lần, liền 1 tuần.

Lưu ý: Không dùng cho người có thai.

BS. Hoàng Thuần

 

 

 

Hoa đào không chỉ đem hương sắc xuân mà còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh.


Ý kiến của bạn
Tags: