Hóa chất trong thực phẩm khô

09-05-2012 09:20 | Phòng mạch online
google news

Trước đây, người dân sử dụng phương pháp cổ điển để bảo quản thực phẩm khô như tôm, cá khô… bằng cách phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, treo lên giá bếp, sấy khô trên bếp, đóng gói cẩn thận...

Trước đây, người dân sử dụng phương pháp cổ điển để bảo quản thực phẩm khô như tôm, cá khô… bằng cách phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, treo lên giá bếp, sấy khô trên bếp, đóng gói cẩn thận... Ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thường sử dụng hóa chất bảo quản vì giá thành rẻ lại dễ áp dụng, hiệu quả cao. Nhưng nhiều hiểm họa bệnh tật cũng bắt đầu từ đây.

Theo những người buôn bán các mặt hàng tôm, cá khô ở các chợ đầu mối thì các sản phẩm này thường được tẩm ướp hóa chất khá nhiều. Tôm cá nguyên liệu mua về, loại ngon được lựa chọn chế biến riêng. Phần còn lại được luộc sơ, lột vỏ, tẩm ướp gia vị, hóa chất, trong đó không thể thiếu phẩm màu để tôm cá săn, cứng và màu sắc bắt mắt.
 Người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường... không nên sử dụng thực phẩm khô.   Ảnh: TL
Các mặt hàng tôm cá nguyên liệu không bảo đảm chất lượng thì càng bị nhà sản xuất sử dụng nhiều hóa chất. Thậm chí họ còn sử dụng một số loại hóa chất mà tên gọi chỉ là tên thương mại nên các ngành chức năng khó kiểm soát được. Một số hóa chất thường dùng để chống mốc như benzoat natri, chống vi khuẩn như natrinitric...
 
Còn clorin chủ yếu là chất sát trùng, tẩy trắng, có mùi hôi, sử dụng nhiều sẽ có vị đắng... Chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp, dù không có những bằng chứng rõ ràng về ung thư và quái thai, nhưng đây là một chất ôxy hóa mạnh có thể gây ra các phản ứng viêm trong phổi. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì có thể gây ra phá hủy phổi. Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1.000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ. Điều đó cho thấy, clorin là một chất cực độc nhưng đang được dùng khá thoải mái trong thực phẩm khô.

Mọi loại hóa chất, dù được Bộ Y tế cho phép, nhưng sử dụng quá liều, không kiểm soát vẫn gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm hơn là gây bệnh ung thư.

Để tránh ngộ độc thực phẩm khô, cần lưu ý:

- Không nên sử dụng chất bảo quản bằng hóa chất, đồ mua về cũng chỉ nên sử dụng trong vòng 3 - 6 tháng.

- Chỉ chọn đồ khô chế biến ở Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng, mua hàng tại các cơ sở có uy tính như siêu thị, đại lý ủy quyền.

- Không nên mua thực phẩm được tẩy quá trắng hoặc nhiều màu sắc vì loại này thường sử dụng quá nhiều hóa chất.

- Người tăng huyết áp, bệnh nhân đái tháo đường không nên sử dụng đồ đóng hộp, đồ khô có thời gian sử dụng lâu.

- Các loại tôm khô, cá khô, mực... khi mua nên chọn có màu sắc tươi, không bị nát, đen. Thịt phải săn chắc, không nặng mùi, sạch sẽ, không chế biến quá lâu.

- Tốt nhất nên mua hàng tươi, chế biến liền, ăn liền.  

Bác sĩ Trần Thị Thành Huế


Ý kiến của bạn