Ho về đêm có phải hen phế quản? Tại sao hen thường nặng lên về đêm?

24-10-2019 10:00 | Y học 360

SKĐS - Hen phế quản (hen suyễn) thường là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Ở bệnh lý hen, đường thở luôn bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Tuy nhiên các triệu chứng này khác nhau ở từng người bệnh và có xu hướng nặng lên về đêm. Ho về đêm có phải là triệu chứng của hen hay không? Tại sao hen thường nặng lên về đêm là một trong những băn khoăn thường gặp?.

Triệu chứng điển hình của hen phế quản

Hen phế quản có ba hiện tượng bệnh lý cơ bản là viêm, co thắt và gia tăng tính phản ứng của phế quản gây ra 4 triệu chứng thường thấy nhất:

- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.

- Ho nhiều: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở nước ta, một số người bệnh bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao.

- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.

- Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.

Các triệu chứng của hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm. Có nhiều trường hợp người bệnh mắc hen phế quản với ít triệu chứng điển hình nên thường bị bỏ qua khi chẩn đoán dẫn tới chậm điều trị, bệnh tiến triển nặng, khó kiểm soát.

>> Xem thêm: Bệnh hen có nguy hiểm không?

Ho về đêm có phải hen phế quản?

Chẩn đoán hen phế quản khi người bệnh đang lên cơn hen thường dễ dàng hơn. Cần nghi ngờ mắc hen phế quản khi người bệnh bị ho tái đi tái lại nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (khi thay đổi thời tiết, dị ứng thức ăn...). Nếu như khò khè, khó thở, nặng ngực là những gợi ý khá điển hình, thì triệu chứng ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc biệt và thường bị bỏ sót. Thật vậy, có khi mắc bệnh hen, đặc biệt ở trẻ em chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm (lắm khi nhiều đến mức làm trẻ không thể ngủ được) mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày lại hoàn toàn bình thường. Một số nhà chuyên môn thường gọi đây là “hen dạng ho” – một thể khá đặc biệt của bệnh và thường bị bỏ sót.

Tuy nhiên, việc cảnh giác chẩn đoán hen phế quản là cần thiết nhưng cần lưu ý rằng chẩn đoán hen phế quản là chẩn đoán loại trừ, sau khi loại trừ được tất cả các chẩn đoán khác giống hen suyễn thì mới được quyền chẩn đoán hen. Một số tình trạng có thể gây ra ho đêm như bị cảm lạnh, bị viêm mũi xoang (đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi ngủ), trào ngược dạ dày thực quản....

Để chẩn đoán chính xác hen cần dựa vào tổng hợp các yếu tố:

-               Bệnh sử – tiền căn bản thân – gia đình phù hợp.

-               Chứng cứ tắc nghẽn đường thở có phục hồi và thay đổi theo thời gian.

-               Loại trừ các chẩn đoán phân biệt giống hen.

Bệnh hen có xu hướng tăng nặng về đêm, đặc biệt tình trạng ho đêm thường xuyên diễn ra

Các bệnh nhân hen suyễn còn có xu hướng trải qua những triệu chứng nặng hơn vào ban đêm, triệu chứng thường gặp nhất là ho, khò khè.

Các chuyên gia nhận định, điều này có thể liên quan đến nhịp sinh học của cơ thể (trong chu kỳ 24 giờ đồng hồ). Hàm lượng các hoóc môn, chẳng hạn như hoóc môn gây stress cortisol, thay đổi vào ban đêm, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Cụ thể là, sau nửa đêm, tỉ lệ hô hấp xuống đến mức thấp nhất, dẫn đến việc vận chuyển oxy vào máu và thải loại cácbon đioxit ra khỏi cơ thể trở nên kém hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trong phòng ngủ cũng tràn ngập các kích thích tố phổ biến đối với bệnh hen phế quản, kể cả mạt nhà trong chăn ga, chiếu đệm, đồ chơi bằng bông, thảm và rèm cửa. Việc thông gió trong phòng ngủ cũng thường kém và bào tử nấm mốc sẽ sinh sôi nảy nở trong môi trường ấm cũng như ẩm ướt.

Tư thế nằm ngang cũng có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Chẳng hạn như, ho khi nằm có thể do áp lực với cơ hoành (cơ phân chia vùng ngực với vùng bụng), đặc biệt nếu ai đó bị béo phì, trào ngược dạ dày hoặc bị chảy nước mũi, khiến dịch nhầy từ mũi chảy xuống phía sau cổ họng.

Nói thêm về nguyên nhân gây tăng nặng hen phế quản về đêm, chuyên gia PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn kỹ hơn tại chương trình tư vấn trực tuyến  Bệnh hen - Cách điều trị và dphòng hiệu quả"

>> Xem thêm: Hãy là bệnh nhân thông thái: Không phải ho, khó thở lúc nào cũng là hen phế quản

Điều trị sớm để hạn chế những ảnh hưởng của hen phế quản

Hen kéo dài có thể xảy ra các biến chứng: suy hô hấp cấp, người bệnh sẽ tử vong vì nghẹt thở trong vài phút. Ngoài mối nguy hiểm này thì nó còn có những biến chứng khác như: tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do cố gắng lấy sức để thở. Hoặc về lâu dài còn gây ra khí phế thủng, suy tim phải…vừa khó thở do viêm đường hô hấp vừa suy tim phải nên rất dễ dẫn đến tử vọng.

Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của hen phế quản đến chất lượng cuộc sống, khi gặp tình trạng ho về đêm kéo dài hoặc các dấu hiệu khác của hen phế quản thì cần cân nhắc đi thăm khám sớm để được điều trị phù hợp. Nên được điều trị sớm ngay từ đầu để tránh được những mối nguy hiểm về sau. Hiện nay ngoài điều trị cắt cơn thì người bệnh cần được điều trị dự phòng để kiểm soát tốt tình trạng hen phế quản. Tin vui là đã có thuốc dự phòng bệnh hen phế quản có hiệu quả tương đương với thuốc đặc trị đó là thuốc hen y học cổ truyền chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược – thuốc đã được cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản có nguồn gốc thảo dược duy nhất hiện nay, cho hiệu quả cao trong điều trị, chi phí hợp lý.

Tham khảo thêm thông tin về bệnh hen phế quản, viêm phế quản và COPD tại website: www.benhhen.vn. Tổng đài theo dõi tư vấn điều trị miễn phí: 1800 545435

Thông tin về thuốc thảo dược điều trị dự phòng hen phế quản đã được Bộ Y tế cấp phép:

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

-  Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

-  Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Ý kiến của bạn