85% nguy cơ đột quỵ não do tắc mạch
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ với khoảng 50% ca tử vong và chỉ 10% số người sống sót có khả năng phục hồi hoàn toàn. Đây là đánh giá mới được Cục Quản lý Khám chữa bệnh công bố vào tháng 5 vừa qua. Theo đó, càng nguy hiểm hơn khi đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều ở những người 40-45 tuổi hoặc sớm hơn.
Đột quỵ thường xuất hiện đột ngột và bất ngờ. Trong đó, 85% nguyên nhân là do cục máu đông. Cụ thể, sự hình thành cục máu đông gây tắc một phần hoặc toàn bộ mạch máu não, dẫn tới gián đoạn quá trình lưu thông máu. Một phần não không được tưới máu để cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng kịp thời và dẫn tới đột quỵ.
Sau khi đột quỵ xuất hiện, dù được cấp cứu kịp thời nhưng cũng khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều di chứng nặng nề như: méo miệng, nói khó, liệt nửa người, tay chân tê yếu,... khiến họ phải phụ thuộc vào người thân và gia đình. Chính vì vậy, biện pháp tốt nhất đó chính là áp dụng những biện pháp ngăn ngừa đột quỵ xuất hiện.
Hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ với bộ đôi nattokinase và men gạo đỏ chuẩn JNKA, Nhật Bản
Vào những năm 1960, đột quỵ được coi là "sát thủ giết người thầm lặng" ở xứ sở hoa anh đào. Tuy nhiên, tỷ lệ người chết do đột quỵ ở Nhật Bản đã giảm tới 85% chỉ sau 30 năm trong khi đó, đây vẫn là đất nước có khí hậu rất khắc nghiệt.
Bí quyết của người Nhật nằm ở những món ăn truyền thống mà giàu chất dinh dưỡng của quốc gia này. Trong đó phải kể đến đậu tương lên men (natto) và men gạo đỏ (beni-koji).
Đậu tương lên men (natto) là món ăn lâu đời, xuất hiện từ hơn 1200 năm trước tại Nhật Bản. Nhưng phải đến năm 1980, thành phần enzyme nattokinase trong món ăn này có hiệu quả hỗ trợ làm tan cục máu đông, ngăn ngừa tai biến mới được bác sĩ Hiroyuki Sumi phát hiện. Những nghiên cứu sau này tại nhiều quốc gia cũng chứng minh về hiệu quả của nattokinase như: hỗ trợ tiêu cục máu đông, giải phóng tiểu cầu; hỗ trợ kích thích sản xuất plasmin chống hình thành huyết khối,...
Bên cạnh đậu tương lên men, men gạo đỏ lại là một vị thuốc của Trung Quốc nhưng lại xuất hiện phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật từ nhiều thế kỷ nay. Để làm được men gạo đỏ cần lên men gạo trắng với loài nấm monascus có sắc tố đỏ. Quá trình này tạo ra hợp chất "monacolin" có tác dụng hỗ trợ làm giảm mỡ máu. Theo Đại học Y Harvard, hiệu quả trên có được là nhờ tác dụng hỗ trợ ức chế enzyme tổng hợp cholesterol xấu và triglycerid có hại ở gan, đồng thời cản trở hấp thu cholesterol ở ruột.
Nghiên cứu thực hiện tại Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy sử dụng men gạo đỏ giúp giảm 21% cholesterol xấu,16% cholesterol toàn phần, 24% triglycerides và đặc biệt, tăng 14% cholesterol. Nhờ vậy, men gạo đỏ đã giúp hỗ trợ hạn chế nguy cơ đột quỵ do xơ vữa động mạch.
NattoEnzym Red rice - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ giảm cholesterol máu: Kế thừa những món ăn tinh hoa của người Nhật Bản, Dược Hậu Giang đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm NattoEnzym Red rice là sự kết hợp của cả 2 thành phần: nattokinase và men gạo đỏ. Sự phối hợp của bộ đôi nattokinase và men gạo đỏ đem lại hiệu quả hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ ở những người có nguy cơ cao.
Nhờ sự phối hợp của cả hai thành phần trên, NattoEnzym Red rice đem lại hiệu quả hỗ trợ làm tan cục máu đông, dự phòng huyết khối và ngăn ngừa đột quỵ. Đây cũng là một trong bộ 3 sản phẩm NattoEnzym đạt dấu mộc JNKA duy nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Sự chứng nhận của JNKA cũng chính là lời khẳng định về chất lượng của sản phẩm cũng như cam kết đồng hành của JNKA trên con đường bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Việt.
GPQC số: 2097/2020/XNQC-ATTP
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.