Với phiên họp đầu tiên diễn ra ngày 8/10 mới đây nhằm làm rõ các yếu tố tiềm ẩn đằng sau những thách thức về tuân thủ điều trị và đưa ra các giải pháp thiết thực, được chứng minh có hiệu quả trong việc hỗ trợ chuyên viên y tế cải thiện tuân thủ điều trị ở bệnh nhân.
Abbott đang thực hiện một phương pháp tiếp cận toàn diện để cải thiện tuân thủ điều trị, trong đó hội nghị a:care đóng vai trò là một nền tảng đặc biệt để các chuyên gia hội tụ và chia sẻ các giải pháp cụ thể cho vấn đề cấp bách này. Hội nghị a:care năm nay là một bước tiến để tăng cường thảo luận chuyên sâu về vấn đề này, tiếp nối hội nghị a:care đầu tiên được Abbott tổ chức thành công vào năm 2021.
Thách thức toàn cầu của vấn đề không tuân thủ điều trị
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi mọi người sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, chúng ta sẽ thu được tác động tích cực đến sức khỏe lớn hơn bất kỳ tiến bộ nào trong điều trị y tế. Mức độ tuân thủ điều trị thấp là một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, ngăn mọi người có thể sống cuộc sống tốt đẹp nhất.
Nghiên cứu đã chỉ ra có đến gần 50% bệnh nhân không uống thuốc theo chỉ định, và khoảng một phần ba không bao giờ mua toa thuốc đầu tiên. Ngoài ra, 31% bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc sớm hơn khuyến cáo của bác sĩ. Do vậy, mặc dù đã có nhiều tiến bộ y tế, việc kiểm soát một số bệnh vẫn chưa được cải thiện, phần lớn là do không tuân thủ các phương pháp điều trị.
GS Badr Eldin Mostafa, Giáo sư danh dự, nguyên Chủ nhiệm Khoa Tai Mũi Họng, Phẫu thuật Đầu cổ tại Khoa Y Đại học Ain-Shams, Cairo, Ai Cập chia sẻ: "Việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân là một vấn đề toàn cầu hiện đang bị xem nhẹ. Hội nghị toàn cầu a: care mang đến một triển vọng mới trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Với sự tham gia và tương tác tích cực của đội ngũ y tế từ các cộng đồng khác nhau tại Hội nghị năm ngoái, có thể thấy rõ Hội nghị đã mở ra một cơ hội mới để giúp chúng ta hiểu được những nguyên nhân thực sự của việc bệnh nhân không tuân thủ điều trị và đề xuất những phương pháp mới để thay đổi hành vi của bệnh nhân, giúp cả đội ngũ y tế và bệnh nhân trực tiếp thực hiện những thay đổi cả về thái độ và hành vi."
GS Rob Horne, Giáo sư Y học Hành vi tại Đại học Luân - Đôn chia sẻ: Tỷ lệ tuân thủ không chỉ khác nhau giữa các bệnh nhân mà còn biến thiên đối với cùng một bệnh nhân theo thời gian và trong suốt quá trình điều trị. Hầu hết chúng ta đều có đôi khi không tuân thủ! Vấn đề này nên được đặt trong mối tương quan giữa một cá nhân và một phương pháp điều trị cụ thể để xem xét.
"Có nhiều lý do dẫn đến việc không tuân thủ điều trị nhưng chúng có thể được tóm tắt trong hai từ 'không thể/không muốn'. Điều cốt lõi là sự thiếu thống nhất về niềm tin và kỳ vọng giữa bác sĩ và bệnh nhân. Chúng ta cần điều chỉnh hỗ trợ cho từng bệnh nhân bằng cách giải quyết các vấn đề về nhận thức và thực tiễn ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ điều trị"- GS Rob Horne nói.
Những nỗ lực để cải thiện tuân thủ điều trị
Chỉ với riêng việc bệnh nhân tuân thủ điều trị, chúng ta có thể tiết kiệm được khoảng 8% tổng chi phí y tế trên toàn cầu. Để giải mã vấn đề tuân thủ điều trị, các chuyên gia và tổ chức, hiệp hội từ khắp nơi trên toàn thế giới cần phải cùng nhau làm việc, chia sẻ các phương pháp hữu hiệu nhất và xác định các xu hướng chung để thúc đẩy cải thiện mức độ tuân thủ điều trị. a:care là sáng kiến tiên phong của Abbott, tích hợp các công cụ kỹ thuật số và khoa học hành vi để cải thiện mức độ tuân thủ điều trị bằng một phương pháp tiếp cận độc đáo, đó chính là trao quyền cho đội ngũ y tế để hỗ trợ bệnh nhân thực hiện những thay đổi nhỏ, dễ quản lý nhằm giúp xây dựng thói quen sức khỏe tốt hơn.
TS Matthias Mueller, Phó Chủ Tịch Bộ phận Đổi mới và Phát triển của ngành hàng Dược phẩm tại Abbott cho biết: WHO đã công nhận rằng điều quan trọng hàng đầu chúng ta có thể làm ngay hôm nay để cải thiện sức khỏe của người dân trên toàn thế giới chính là thúc đẩy việc tuân thủ điều trị. Do đó, trong nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm tăng cường sức khỏe cho mọi người, Abbott liên tục phát triển các phương pháp tiếp cận sáng tạo để giúp nhiều người làm theo lời khuyên của bác sĩ thường xuyên hơn và từng bước hướng tới việc có sức khỏe tốt hơn.
"Cách tiếp cận độc đáo của chúng tôi để cải thiện sự tuân thủ được thúc đẩy bởi sự kết hợp của khoa học hành vi và công nghệ. Bằng cách hợp tác với những chuyên gia hàng đầu trong cộng đồng y tế, chúng tôi cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là cải thiện sự tuân thủ và giúp mọi người sống cuộc sống khỏe mạnh hơn"- TS Matthias Mueller.
Bối cảnh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, gánh nặng gia tăng của các bệnh không lây nhiễm đang là mối quan tâm sức khỏe hàng đầu. Các bệnh không lây nhiễm gây ra đến 77% số ca tử vong trên cả nước, trong đó, cứ ba người thì có một người tử vong do các bệnh tim mạch, tương đương 200.000 người mỗi năm, gấp 10 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.
Tuy vậy, một nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội giai đoạn 2020-2021 cho thấy gần 60% bệnh nhân đột quỵ không tuân thủ điều trị tình trạng tăng huyết áp. Đối với bệnh ung thư, cũng có khá nhiều người chưa tuân thủ điều trị.
Mức độ tuân thủ điều trị thấp gây nên những tác động xã hội và kinh tế nghiêm trọng, dẫn đến tăng nguy cơ tử vong, tăng số lần khám chữa bệnh và gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Cải thiện thực trạng bệnh nhân không tuân thủ điều trị sẽ mang lại những tác động đáng kể đến sức khỏe của người Việt.
Để tìm hiểu thêm về tuân thủ điều trị và hội nghị toàn cầu a:care, vui lòng truy cập: https://bit.ly/acare2022-abbott