Hỗ trợ điều trị loạn khuẩn đường ruột

14-12-2021 07:30 | Y học 360
google news

Hệ vi sinh vật đường ruột bắt đầu được thiết lập từ khi trẻ được sinh ra, phụ thuộc vào hệ vi sinh của người mẹ và hình thức trẻ được sinh ra (đẻ thường hay đẻ mổ). Hệ vi sinh này phát triển dần trong vòng hai năm đầu đời và chịu ảnh hưởng của phương thức nuôi dưỡng trẻ.

Ví dụ như có sự gia tăng các vi khuẩn có lợi do quá trình sinh con tự nhiên (đẻ thường) và nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài 2 tuổi, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em dần dần đa dạng như người lớn.

Những vi khuẩn có lợi của hệ vi sinh đường ruột có vai trò tăng cường sức khỏe nhờ khả năng:

- Tổng hợp vitamin;

- Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu;

- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn;

- Tăng cường hệ miễn dịch.

Những vi khuẩn có hại gây ra các vấn đề sức khỏe như:

- Gây ra các hoại tử;

- Kích thích tạo các hợp chất gây ung thư;

- Sản xuất độc tố.

Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng vi khuẩn có hại gia tăng lấn át vi khuẩn có lợi. Bệnh có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ không hợp lý, sức đề kháng kém (khiến hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài) hoặc do sử dụng kháng sinh dài ngày để điều trị nhiễm khuẩn. Ở người lớn, stress kéo dài, chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh và lạm dụng rượu bia là các nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng như sức đề kháng suy giảm nên dễ bị loạn khuẩn đường ruột hơn người trẻ.

Biểu hiện của mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ thường dưới dạng các hội chứng như chán ăn, bỏ bú, giảm cảm giác thèm ăn, đau bụng, chướng bụng, nôn trớ, tiêu chảy thường xuyên, hoặc táo bón, và hệ miễn dịch yếu, thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn…

Loạn khuẩn đường ruột ở người lớn gồm ít nhất hai trong số các triệu chứng gồm rối loạn đại tiện (phần lớn là tiêu chảy nhưng có thể gặp táo bón), đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn.

Để phòng tránh loạn khuẩn đường ruột, cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 với chế độ dinh dưỡng hợp lý theo 8 nhóm thực phẩm theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng.

Ở người lớn, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt như ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, uống đủ nước và không ăn nhiều chất béo, đồ chua, cay, và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, không lạm dụng kháng sinh, thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sử dụng một số men tiêu hóa nhằm bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

TPBVSK Bitasupermin với các thành phần gồm Lactobacillus acidophilus, Bacillus Subtilis, Bacillus clausii, Immunecanmix

(là một thành phần của tế bào vi khuẩn lành tính Lactobacillus), L - Lysin HCl, Beta Glucan, cao men bia, DHA 10%, coenzym Q10, kẽm, selen, canxi lactate, vitamin B1, B2, B5, B6, B9 (acid folic) và D3 có công dụng hỗ trợ bổ sung các vi khuẩn có ích, một số acid amin, vitamin, khoáng chất, hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm các triệu chứng ăn chậm tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Bitasupermin được sử dụng hỗ trợ cho người tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, đầy bụng, người rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.

Công ty Cổ phần sản xuất dược liệu Trung ương 28 (tên tiếng Anh là PLAN MEDICINAL PRODUCTS No. 28 –PMP 28) có trụ sở tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội. Nhà máy của Công ty CPSXDL TW28 đã được Bộ Y tế cấp chứng nhận THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (Good Manufacturing Practice - GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe vào tháng 7/2019 và THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC vào tháng 6/2021.

Công ty CPSXDL TW28 hiện đã có gần 50 loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, dạ dày, đại tràng, viêm khớp, thoái hóa khớp, đau khớp, viêm gan, xơ gan, thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não do tắc mạch, sa sút trí tuệ, rối loạn chuyển hóa lipid (mỡ) máu, mất ngủ, kém ăn, kém hấp thu hoặc còi xương dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, loãng xương ở người lớn, suy giảm nội tiết tố nam và nữ, loạn khuẩn đường ruột và một số sản phẩm khác nhằm tăng cường thể trạng và sức đề kháng của cơ thể, bổ sung đa vi chất cho phụ nữ có thai, lợi sữa, đẹp da…

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


PV
Ý kiến của bạn