Phong, hàn là yếu tố "tà khí" tấn công đường hô hấp, gây ho
Theo Đông y, trong y văn cổ đã ghi ho có 2 nguyên nhân chính: do tác động bên ngoài và do nội thương. Nguyên nhân do tác động bên ngoài có thể kể đến là thời tiết, khí hậu, ô nhiễm, các chất hoá học bên ngoài tác động vào. Về yếu tố thời tiết, khí hậu, Đông y chia ra làm 6 tà khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả. Hàn tức là lạnh, là một yếu tố tà khí. Gió cộng với lạnh gọi là phong hàn, gió cộng với mưa gọi là phong thấp… tác động với cơ thể chúng ta, tấn công vào phổi, đường hô hấp…
Trên thực tế, khi nhiễm lạnh, thông thường đầu tiên chúng ta sẽ hắt hơi, xổ mũi, ho. Khí lạnh vào sẽ tác động trực tiếp vào da, hệ mạch máu co lại, bề mặt ngoại biên trên da co lại, gây khó lưu thông máu. Khi lạnh tác động với phổi, gây ra phản ứng viêm, làm đường phế quản co chặt lại, khó thở do đó cơ thể sẽ ho như một phản ứng giúp dễ thở hơn.
Nguyên nhân thứ hai là do nội thương. Cơ thể bên trong bị hư suy 1 tạng phủ nào đó, như chức năng phổi suy kém, Đông y gọi là phế khí kém. Có những người khi trời khô, niêm dịch hô hấp giảm đi, Đông y gọi là phế táo, gây ho...
Phát biểu trong chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề "Bổ phế, tăng đề kháng hô hấp, phòng ho tái phát khi thời tiết lạnh" phát trên Báo điện tử Suckhoedoisong.vn, PGS.TS. Phùng Hòa Bình, nguyên trưởng Bộ môn Dược học cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội, cho biết, trong trường hợp trời lạnh hay ho là do phế của chúng ta không tự điều tiết được, các yếu tố bên ngoài quá khắc nghiệt đối với năng lực của cơ thể. Phản ứng đầu tiên là gây viêm, viêm từ mũi, rồi gây ho, rát họng… Nếu như điều trị không kịp thời do lạnh xâm nhập vào gây viêm, thì từ viêm mũi có thể sang viêm họng, viêm phế quản, viêm khí quản rồi có thể là viêm phổi.
Về mặt sức khoẻ, nguyên lý chung là khi có bệnh thì càng phải càng chữa sớm càng tốt. Khi bệnh tình ở dạng nhẹ, chữa trị sẽ đơn giản, càng đỡ tốn thuốc và thời gian chữa rất nhanh. Ho cũng như vậy, mà đặc biệt đây là bệnh liên quan tới đường hô hấp nên càng cần thiết chữa sớm hơn nhiều bởi vì đường hô hấp quyết định việc trao đổi khí trong cơ thể chúng ta.
Thảo dược giúp bổ phế, trừ ho, hóa đờm
Hiện nay, sử dụng thảo dược là xu hướng của thế giới, không chỉ riêng ở Việt Nam. Theo PGS.TS. Phùng Hòa Bình, trong Đông y, có những phương thuốc nổi tiếng với công hiệu bổ phế, trừ ho, hóa đờm; trong đó phải kể đến bài thuốc Xuyên bối tỳ bà cao với 2 vị thuốc quan trọng nhất là xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp. Cấu trúc thiết kế bài thuốc Đông y thường theo quy luật "quân thần tá xứ", theo đó quân là vua, thần là quân tướng, tá là người phụ tá, xứ là người dẫn đường. Vì vậy, ở đây, trong bài thuốc này, xuyên bối mẫu là quân dược.
Bài thuốc này có 13 vị thuốc. Trong đó xuyên bối mẫu có tác dụng nhuận phế, làm cho phế mềm mại; sa sâm có tác dụng bổ phế âm, tăng sinh tân dịch cho hệ hô hấp, bổ tâm (an thần); ngũ phủ tử có liên phế và sinh tân dịch (thu tiếng ho lại, tăng cường chất dịch cho đường hô hấp). Nhóm 2 có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, chống viêm. Nhóm thứ 3 là chống kích ứng họng, có tinh dầu như bạc hà, gừng để giảm ức chế kích ứng trong cổ họng. Bài thuốc còn có nhóm hoá đờm, có tác dụng long đờm, giảm ho… như viễn chí, cam thảo; nhóm ức chế trung tâm ho ở thần kinh trung ương như viễn chí, hạnh nhân….
Bối mẫu là một vị thuốc chữa ho rất có lợi, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tương đương với kháng sinh, giãn khí quản tương đương với thuốc chống hen, chống dị ứng, hội tụ rất nhiều ích lợi trong việc trị ho.
Theo PGS.TS. Phùng Hòa Bình, để bảo vệ sức khoẻ, ngoài việc giữ môi trường trong lành, hạn chế ô nhiễm, chúng ta nên cố gắng tiếp cận thực phẩm sạch, ăn uống đủ, hợp lý không quá nhiều và bổ sung thêm vitamins. Về mặt Đông y, có tác dụng điều chỉnh cơ địa giúp phòng bệnh, vì vậy nếu ai bị ho nhiều, dai dẳng, hay tái phát thì phải bổ phế. Đông y có câu phù chính thu tà. Phù chính là bổ sung những điều lợi cho cơ thể, thu lại những điều không tốt. Khi có những chứng bệnh tái phát thì phải nâng cao sức đề kháng cơ thể lên. Ho nhiều có nghĩa phế bị tổn thương thì nên bổ phế. Thông thường trong Đông y sẽ bổ thêm thận, bởi khi ho, là do thận không phế được khí, bật ngược trở lên gây ho. Ngoài ra còn phải nâng cao chức năng tiêu hoá của cơ thể. Nói chung là bổ toàn thân và chú trọng đến phế để phòng và trị ho từ gốc.
Cảm ơn nhãn hàng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã đồng hành cùng chương trình.