Cách chữa ho dai dẳng sau nhiễm trùng đường hô hấp

19-03-2022 11:58 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Ho dai dẳng sau nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm hay thậm chí là COVID-19… rất phổ biến. Những cơn ho này chủ yếu là ho khan thường kéo dài hơn ba tuần sau khi nhiễm trùng…

1. Nguyên nhân của ho dai dẳng kéo dài

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong mũi, xoang, họng (hầu) hoặc thanh quản. Các triệu chứng thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày và có thể bao gồm sốt, ho, đau họng, nghẹt/chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu và đau cơ.

Ho kéo dài được cho là do dịch nhầy chảy vào cổ họng (chảy dịch mũi sau) hoặc tình trạng viêm liên quan đến nhiễm trùng ban đầu. Phần lớn các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là do virus và tất cả những bệnh này đều có thể gây ho kéo dài. Các virus thường gặp như: Rhinovirus (cảm lạnh thông thường), cúm, parainfluenza, adenovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV).

Ít phổ biến hơn, nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể do vi khuẩn như H. influenzae, S.pneumoniae… Nếu những vi khuẩn này lây nhiễm sang các xoang, còn gọi là viêm xoang do vi khuẩn, thì tình trạng nhiễm trùng có thể giống với bệnh ho sau nhiễm trùng cho đến khi bạn được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Nhiễm trùng gây ra nhiều chất nhầy có thể làm tăng nguy cơ ho, đặc biệt nếu không thể làm sạch phổi một cách đầy đủ (hay nói cách khác là chất nhầy không được đào thải ra ngoài). Nguy cơ ho cũng tăng song song với thời gian nhiễm trùng.

photo-1647659065161

Ho dai dẳng rất hay gặp sau nhiễm trùng đường hô hấp trên.

2. Chẩn đoán ho như thế nào?

Chẩn đoán ho sau nhiễm trùng căn cứ vào lâm sàng, chủ yếu dựa trên các triệu chứng và khám sức khỏe của người bệnh. Ví dụ: Thời điểm các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu, đặc điểm của cơn ho hiện tại và có triệu chứng nào khác không… Bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số quan trọng như nghe tim, phổi, khám mũi…

Bác sĩ có thể loại trừ các nguyên nhân khác có thể khiến người bệnh bị ho kéo dài, bao gồm:

Tùy thuộc vào sự nghi ngờ của bác sĩ có thể người bệnh sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác, ví dụ: Chụp X quang phổi, CT, hoặc xét nghiệm đo độ pH (đo nống độ axit trong thực quản)… trước khi chuyển sang kế hoạch điều trị.

3. Khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế

Người bệnh cần đi khám ngay nếu đang bị ho và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Ho sau nhiễm trùng thường được chẩn đoán bằng cách khám sức khỏe và xem xét các triệu chứng. Các xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định để loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như hen suyễn. Thở khò khè, ho ra nhiều chất nhầy và sốt là tất cả những dấu hiệu bạn cần được đánh giá càng sớm càng tốt.
  • Ho ra nhiều chất nhầy (đờm)
  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Sốt dai dẳng
  • Giảm cân không giải thích được
  • Tưc ngực
  • Ho ra máu
  • Nôn mửa trong hoặc sau khi ho
  • Mệt mỏi bất thường

4. Chữa ho dai dẳng thế nào?

photo-1647659067914

Có rất nhiều loại thuốc trị ho, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Ho sau nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy bác sĩ có thể kê đơn dùng một số loại thuốc.

4.1 Thuốc trị chảy nước mũi sau (dịch chảy vào mũi sau gây ho)

Ho liên quan đến chảy nước mũi sau được điều trị bằng thuốc kháng histamin như clemastine hoặc chlorpheniramine

Tuy nhiên khi dùng các loại thuốc này, người bệnh có thể buồn ngủ (do tác dụng an thần của thuốc). Mặc dù an thần hơn các loại thuốc mới hơn, nhưng những loại thuốc kháng histamine thế hệ cũ này có hiệu quả hơn trong việc giảm thiểu cơn ho sau virus.

Nếu người bệnh cảm thấy bất lợi về tác dụng an thần của thuốc, bác sĩ có thể kê đơn thuốc xịt mũi như azelastine, fluticasone propionate hoặc ipratropium bromide) hoặc có thể dùng các loại thuốc kháng histamine mới hơn như fexofenadine, loratadine, cetirizine…

4.2 Thuốc trị viêm

Ho sau nhiễm trùng liên quan đến những thay đổi viêm trong mô đường thở được điều trị tương tự như bệnh hen suyễn.

Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thích phế quản. Người bệnh sẽ hít một loại thuốc, nếu nó ảnh hưởng đến khả năng thở của người bệnh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ sẽ kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc sau:

  • Corticosteroid dạng hít
  • Chất đối kháng thụ thể leukotriene, như singulair (montelukast)
  • Prednisone đường uống.
  • Nếu đường thở không nhạy cảm với xét nghiệm trên bác sĩ có thể kê đơn dùng ipratropium bromide dạng hít.

4.3 Thuốc ho không kê đơn

Một số thuốc ho không kê đơn cũng giúp làm dịu cơn ho:

- Thuốc ức chế ho như dextromethorphan giúp ngăn chặn phản xạ ho. Dextromethophan được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Thuốc có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính, không có đờm và không có tác dụng long đờm. Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên.

- Guaifenesin là thuốc long đờm, giúp làm loãng đờm nhầy trong đường thở, giúp được loại bỏ dễ dàng hơn thông qua phản xạ ho… Loại thuốc này có cơ chế khác hẳn với dextromethorphan. Vì vậy việc sử dụng hai loại thuốc ho này là khác nhau, cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ…

- Viên ngậm họng cũng thường được sử dụng để kiểm soát cơn ho sau nhiễm trùng, bất kể nguyên nhân cơ bản là gì. Loại thuốc này thường chứa sự kết hợp của các thành phần bao gồm mật ong, tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp…

5. Lưu ý khi dùng thuốc

Ho là một phản xạ tốt giúp tống các dị vật bao gồm cả virus, vi khuẩn… ra khỏi đường hở. Vì vậy, không nên dùng thuốc ức chế cơn ho. Nếu ho nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nên tư vấn, tham khảo ý kiến của bác sĩ để được dùng đúng thuốc.

Trong quá trình dùng, thuốc có thể gây một số bất lợi cho người sử dụng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết được các bất lợi này để nhận diện (nếu xảy ra) và phòng tránh (nếu có thể) hoặc khắc phục…

Trường hợp dùng thuốc không thuyên giảm, người bệnh cần đi khám để đánh giá lại điều trị, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều hay phác đồ điều trị khi cần thiết.

Mời độc giả xem thêm video:

Món ăn bổ dưỡng từ thịt gà


DS Hoàng Thu Thủy
Ý kiến của bạn