HIV khác biệt như thế nào ở người cao tuổi?

SKĐS – Ngày nay, do các phương pháp điều trị HIV được cải thiện, giúp người nhiễm HIV sống lâu hơn, đồng nghĩa với người cao tuổi nhiễm HIV tăng lên…

Bên cạnh đó, người lớn tuổi cũng được chẩn đoán mắc mới HIV, thậm chí một số người cao tuổi hơn đang sống chung với căn bệnh này mà không hề hay biết.

Rủi ro HIV ở người cao tuổi

Người lớn tuổi nhiễm HIV thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thông thường. Đối với người mắc mới, thường ít biết về cách lây lan của HIV và ít có khả năng quan hệ tình dục an toàn.

Điều này không chỉ rơi vào những người cao tuổi đã ly hôn và góa chồng, khi họ bắt đầu hẹn hò trở lại, mà những phụ nữ lớn tuổi thường nghĩ rằng họ sẽ không mang thai, nên việc sử dụng bao cao su có vẻ không quan trọng. Những thay đổi âm đạo ở phụ nữ lớn tuổi cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc HIV khi quan hệ tình dục.

Người cao tuổi thường ít nói về thói quen tình dục hoặc sử dụng ma túy của họ hơn, so với bệnh nhân trẻ tuổi và bác sĩ cũng ít có khả năng hỏi về những điều này.

HIV khác biệt như thế nào ở người cao tuổi?- Ảnh 1.

HIV là một căn bệnh có thể kiểm soát được, nhưng người lớn tuổi thường được chẩn đoán muộn hơn nên căn bệnh này có thời gian để gây ra nhiều tổn hại hơn cho hệ thống miễn dịch.

Triệu chứng của HIV dễ bị nhầm lẫn do lão hóa

HIV ảnh hưởng đến mỗi người theo cách khác nhau, vì vậy không có dấu hiệu nào là duy nhất. Các triệu chứng của HIV ở lứa tuổi này có thể bị nhầm lẫn với quá trình lão hóa thông thường.

Một số người có thể không thấy bất kỳ triệu chứng nào lúc đầu, trong khi những người khác có thể cảm thấy như bị cúm vài tuần sau khi bị nhiễm bệnh với các triệu chứng:

Có thể mất tới 10 năm thì các triệu chứng khác mới xuất hiện, chẳng hạn như:

  • Giảm cân
  • Giảm năng lượng
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Phát ban trên da, lở loét ở miệng hoặc vùng sinh dục hoặc nhiễm trùng nấm men tái phát
  • Đau bụng
  • Mất trí nhớ ngắn hạn…

Nếu bạn nghĩ mình có thể bị HIV, hãy trao đổi với bác sĩ, vì chẩn đoán sớm người bệnh có cơ hội điều trị sớm, ngăn ngừa bệnh chuyển thành AIDS.

HIV là một căn bệnh có thể kiểm soát được, nhưng người lớn tuổi thường được chẩn đoán muộn hơn nên căn bệnh này có thời gian để gây ra nhiều tổn hại hơn cho hệ thống miễn dịch. Do đó, sau khi xét nghiệm dương tính, ngay cả khi bạn không cảm thấy có gì khác biệt, điều quan trọng là phải tìm ngay đến một bác sĩ điều trị HIV. Do tuổi tác cao nên kế hoạch điều trị có thể kết hợp các chuyên khoa để điều trị nhiều nhu cầu về thể chất và tinh thần...

HIV làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác, bao gồm bệnh tim, loãng xương, chứng mất trí và một số bệnh ung thư… Để duy trì sức khỏe, người bệnh cần phải chăm sóc bản thân như tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng khỏe mạnh, ăn uống điều độ và bỏ thuốc lá.

Thông báo cho bác sĩ biết về các triệu chứng mới và thay đổi. Ngoài ra, hãy cho tất cả bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang dùng khi đi khám bệnh, vì một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị HIV.

Trầm cảm ở người nhiễm HIV cao tuổi

Trầm cảm không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa, nhưng người lớn tuổi nói chung có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao hơn.

Người cao tuổi có thể ít bạn bè, bị cô lập hơn trong cuộc sống (nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay), khó nói về cảm xúc của mình với bất kỳ ai, nên họ cảm thấy cô đơn hơn, thậm chí cô đơn ngay trong chính gia đình của mình.

Trầm cảm ở người lớn tuổi cũng có thể biểu hiện như các vấn đề về trí nhớ, phàn nàn chung về đau đớn và nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ lạ và những người nhiễm HIV tăng nguy cơ bị trầm cảm hơn.

Trầm cảm có liên quan đến phản ứng hệ miễn dịch kém và mức độ viêm cao hơn, khiến việc sống chung với HIV trở nên khó khăn. Ở người bị trầm cảm, có thể sẽ không quan tâm nhiều đến việc tuân thủ điều trị, dẫn đến thất bại điều trị, kháng thuốc HIV.

Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có các biểu hiện của trầm cảm, vì việc điều trị trầm cảm có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn về mặt tinh thần và thể chất.

Mời bạn đọc xem tiếp video:

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời: Tất tần tật về HIV/AIDS I SKĐS


Bích Ngọc
(Theo webmd)
Ý kiến của bạn