Hiểu về chậm phát triển tâm thần và cách vượt qua

03-12-2024 11:00 | Y học 360
google news

Chậm phát triển tâm thần (CPT) là một khuyết tật của sự phát triển trí não, đặc trưng bởi trí thông minh thấp hơn so với bình thường, chỉ số IQ nhỏ hơn 70 và các kỹ năng sinh hoạt hằng ngày cũng bị hạn chế. Vậy bệnh chậm phát triển tâm thần là gì, có cách nào chữa khỏi bệnh hay không?

Thế nào được coi là chậm phát triển tâm thần?

Khuyết tật trí tuệ, từng được gọi là bệnh chậm phát triển tâm thần, đặc trưng bởi trí thông minh dưới mức trung bình hoặc không có trí tuệ và thiếu các kỹ năng cần thiết cho sinh hoạt thường ngày. Người chậm phát triển tâm thần có thể học và làm các kỹ năng mới, nhưng thường chậm. Có nhiều mức độ khác nhau của chậm phát triển tâm thần, từ mức độ nhẹ đến nặng.

Trường hợp nặng của bệnh thường được chẩn đoán lúc trẻ mới sinh. Tuy nhiên, bạn có thể không nhận ra con mình bị dạng nhẹ của chậm phát triển tâm thần cho đến khi chúng không phát triển bình thường. Hầu như tất cả các trường hợp, bác sĩ thường chẩn đoán bệnh trước khi trẻ được 18 tuổi.

Hiểu về chậm phát triển tâm thần và cách vượt qua- Ảnh 1.

Phân loại theo mức độ

Theo mức độ, khuyết tật trí tuệ được chia thành 3 loại:

Chậm phát triển tâm thần nhẹ: Chỉ số IQ từ 50 đến 70. Trẻ em bị CPT nhẹ có thể học và làm các kỹ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán, và có thể sống độc lập khi trưởng thành.

Chậm phát triển tâm thần trung bình: Chỉ số IQ từ 35 đến 49. Trẻ em bị CPT trung bình gặp khó khăn hơn trong việc học và làm các kỹ năng cơ bản, và cần sự hỗ trợ của người khác để sống độc lập.

Chậm phát triển tâm thần nặng: Chỉ số IQ dưới 35. Trẻ em bị CPT nặng gặp rất nhiều khó khăn trong việc học và làm các kỹ năng cơ bản, và cần sự chăm sóc và hỗ trợ hoàn toàn của người khác.

Các triệu chứng thường gặp của chậm phát triển tâm thần bao gồm:

Không đáp ứng các tiêu chuẩn về trí tuệ

Ngồi, bò hoặc đi muộn hơn những đứa trẻ khác

Gặp vấn đề khi học nói chuyện hay gặp khó khăn để nói rõ ràng

Có vấn đề về trí nhớ

Không có khả năng hiểu được những hậu quả của các hành động

Không có khả năng suy nghĩ logic

Có hành vi không phù hợp với lứa tuổi của trẻ

Thiếu sự tò mò

Khó khăn trong học tập

IQ dưới 70

Không có khả năng sống một cuộc sống bình thường do những thách thức trong giao tiếp, chăm sóc bản thân hoặc tương tác với những người khác.

Nếu con bạn mắc chậm phát triển tâm thần, chúng có thể sẽ gặp phải một số vấn đề về hành vi sau đây:

Hiếu chiến

Phụ thuộc

Rút khỏi các hoạt động xã hội

Hành vi gây sự chú ý

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên

Thiếu kiểm soát xung động

Thụ động

Khuynh hướng tự gây thương tích

Bướng bỉnh

Tự trọng thấp

Dễ dàng chấp nhận thất bại

Rối loạn tâm thần

Khó khăn trong việc tập trung.

Cần làm những gì khi người thân mắc bệnh?

Hội chứng chậm phát triển tâm thần không có cách điều trị triệt để. Tuy nhiên, vẫn có các phương án để cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh nên được thăm khám và điều trị từ sớm. Điều này sẽ giúp người bệnh có nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Trẻ chậm phát triển sẽ có phương án điều trị như sau:

Sử dụng thuốc: chỉ định các loại thuốc phù hợp giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Hỗ trợ và can thiệp giáo dục: điều chỉnh chương trình giáo dục phù hợp với độ tuổi tâm thần của người bệnh, giúp đạt được hiệu quả học tập như mong muốn.

Hỗ trợ và can thiệp về hành vi: điều hướng, rèn luyện các kỹ năng cần thiết của người bệnh (thích ứng, xã hội, nhận thức,…).

Định hướng nghề nghiệp phù hợp: giúp phát triển công việc phù hợp, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Giáo dục trong gia đình: hướng dẫn người bệnh kĩ năng vệ sinh cá nhân, chăm sóc bản thân.

Nhờ đến sự hỗ trợ của cộng đồng: giúp người bệnh hòa nhập, phát triển hơn môi trường có nhiều người giống mình.

Trong trường hợp nặng bệnh, những người bị chậm phát triển tâm thần không nhận ra các bất thường ở bản thân. Những người mắc bệnh mức độ nhẹ vẫn có thể nhận ra sự khác biệt giữa bản thân với những người bình thường. Tuy nhiên, bệnh lý này làm gián đoạn khả năng xử lý và bao quát thông tin, nên người bệnh không thể hiểu được.

Cách hỗ trợ người bệnh chậm phát triển tâm thần là:

Bao dung với người bệnh: giúp người bệnh có tinh thần thoải mái, giúp điều trị hiệu quả hơn.

Hỗ trợ, theo dõi quá trình điều trị: giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao.

Khuyến khích tính độc lập: bằng cách cho người bệnh tự vệ sinh cá nhân, tự làm việc nhà. Điều này giúp người bệnh học hỏi kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn hàng ngày.

Khích lệ, động viên đúng lúc: giúp xây dựng sự tự tin.

Kết nối người bệnh cùng các hoạt động bên ngoài: giúp xây dựng các kỹ năng xã hội cần thiết trong giao tiếp.

Tâm sự, kết nối cùng với các cha mẹ cùng hoàn cảnh: chia sẻ, tâm sự để nhận lại các lời khuyên hữu ích hơn.

Những người chậm phát triển tâm thần có thể có chất lượng sống tốt hơn nhờ vào quá trình điều trị và hỗ trợ từ người thân. Do vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy tới thăm khám và chẩn đoán bệnh từ sớm.

Bệnh Viện Tâm Thần Hà Nội Địa chỉ: Ngõ 467, Đường Nguyễn Văn Linh, Phường

Sài Đồng, Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội

Hotline: 0967301616

Website: benhvientamthanhanoi.com

Thu Nguyễn


Ý kiến của bạn