Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm rất cao. Chúng dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường. Bệnh gây ức chế, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Vi khuẩn HP đi qua những đường nào?
- Vi khuẩn HP có thể sống trong dạ dày. Nếu không can thiệp sớm, bệnh có thể diễn tiến mạn tính, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Do vi khuẩn HP tồn tại trong dịch vị dạ dày, nước bọt, mảng bám răng nên chúng lây truyền từ người này sang người khác qua đường miệng do dùng chung bát đũa, chén uống nước, khi hôn, khi mẹ mớm cơm cho con, khi người lành tiếp xúc với vi khuẩn HP qua nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh. …
- Do đó, nếu 1 người nhiễm bệnh thì người thân, người tiếp xúc gần có nguy cơ nhiễm rất cao.
- Vi khuẩn HP có thể được đào thải qua đường phân gây lây lan ra cộng đồng. Thói quen ăn đồ ăn sống, giữ vệ sinh không sạch sẽ là nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn đường ruột này.
- Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua các đường khác như: khi sử dụng chung các thiết bị y tế mà không được vệ sinh tiệt trùng tốt như ống nội soi, dụng cụ nha khoa,…
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP
Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Môi trường sống, nguồn nước uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, người bệnh có thói quen, biện pháp chăm sóc và chế độ sinh hoạt không hợp cũng sẽ là nguyên nhân gây nhiễm HP.
Một người nhiễm bệnh có thể lây lan cho người thân, kể cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh … Triệu chứng do vi khuẩn HP gây ra cũng thầm lặng, khó phát hiện.
- Đau bụng nhiều lần.
- Buồn nôn và nôn.
- Ợ hơi, có cảm giác no, đầy hơi.
- Giảm cân không rõ nguyên do.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Triệu chứng nặng hơn có thể gặp như phân đen, nôn ra máu, đau dạ dày dữ dội, phân có máu tươi,…
Điều trị và dự phòng HP
Để xác định chính xác có nhiễm vi khuẩn HP dạ dày chúng ta cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Đó là: xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm kháng nguyên trong phân và nội soi.
Khi được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn HP, không nên quá lo lắng, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế tiết acid ở dạ dày... Nguy cơ gây bệnh của vi khuẩn HP phụ thuộc vào cơ địa, tuổi tác, chế độ ăn uống sinh hoạt, sử dụng thuốc, độc tố của vi khuẩn… Vì thế bạn cần thực hiện:
- Chế độ dinh dưỡng: Lựa chọn các thực phẩm sạch nguồn nước sinh hoạt an toàn. Nên bổ sung các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày có rau xanh, chứa nhiều vitamin, chất xơ như súp lơ, rau bó xôi, ớt chuông, bắp cải…
- Dùng các loại sữa chua, sữa chua uống,… chứa nhiều các lợi khuẩn vô cùng tốt cho dạ dày. Men vi sinh trong sữa chua tác động tích cực vào hoạt động của hệ tiêu hóa. Bổ sung các loại trái cây tươi, tinh chất nghệ, tỏi, mật ong. Hạn chế các thức ăn rán, chiên, thức ăn nhanh, các nước uống chứa cồn, chất kích thích.
- Chế độ sinh hoạt và rèn luyện. Sinh hoạt hằng ngày trong môi trường sạch thoáng. Sử dụng nước uống có nguồn nước sạch. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Luyện tập và chơi những môn thể thao hợp với sức khỏe cũng như tuổi tác. Cần thay đổi thói quen, ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn.
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc khi có triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn HP. Phát hiện bệnh sớm thì thời gian điều trị bệnh sẽ nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm video được quan tâm
5 sai lầm nghiêm trọng khi giải rượu cho người say | SKĐS