Vai trò của gan đối với cơ thể
Mặc dù gan có khả năng tái tạo, nhưng nó cũng cần phải có sức khỏe tốt để làm điều đó. Đây là cơ quan nội tạng lớn nhất, đồng thời cũng là tuyến bộ phận lớn nhất trong cơ thể con người, thực hiện hơn 500 nhiệm vụ thiết yếu để duy trì sức khỏe với nhiều chức năng quan trọng như:
● Chức năng chuyển hóa
● Chức năng dự trữ
● Chức năng tạo mật
● Chức năng chống độc
● Chức năng nội tiết và một số chức năng khác...
Khi virus viêm gan A hoặc viêm gan B đến được gan, chúng sẽ xâm nhập vào các tế bào gan và liên tục tạo ra các bản sao. (Ảnh minh họa)
Về mặt tổ chức, các tế bào gan được sắp xếp thành các tiểu thùy gan. Tiểu thùy gan chính là đơn vị cấu trúc cũng như đơn vị chức năng của gan.
● Giải độc
● Tổng hợp protein
● Sản sinh các hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa thức ăn
Virus tấn công lá gan như thế nào?
Hai loại virus gây viêm gan phổ biến là virus viêm A và virus viêm gan B.
Chúng ta có thể bị nhiễm virus viêm gan A theo con đường phân – miệng, cụ thể:
● Ăn các thực phẩm hoặc uống nước có nhiễm virus.
● Tiếp xúc trực tiếp với phân có nhiễm virus, ví dụ như trong quá trình thay bỉm.
● Thực hiện tình dục không an toàn với người nhiễm virus viêm gan A.
Trong khi đó, virus viêm gan B sẽ xâm nhập vào cơ thể của chúng ta, khi tiếp xúc với máu hoặc các dịch cơ thể của người đã nhiễm virus. Con đường lây lan thường gặp bao gồm:
● Dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm bệnh
● Dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân như dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng với người nhiễm bệnh
● Mẹ lây cho thai nhi trong lúc sinh hoặc sau sinh.
Nhiều trường hợp mới mắc viêm gan B (viêm gan B cấp) có khả năng tự khỏi (75-90%), cơ thể tự đào thải virus (ảnh minh họa)
Khi virus viêm gan A hoặc viêm gan B đến được gan, chúng sẽ xâm nhập vào các tế bào gan và lợi dụng chính các vật chất bên trong tế bào chủ để liên tục tạo ra các bản sao.
Để đáp ứng với sự xâm nhập của virus, cơ thể sẽ gửi tế bào miễn dịch đến tấn công các tế bào gan đã bị nhiễm virus. Việc này khiến các tế bào gan nhiễm virus bị viêm và sau đó chết đi.
Qua thời gian, các mô sẹo sẽ được hình thành để thế chỗ các tế bào gan bị chết, điều này khiến chức năng gan bị ảnh hưởng.
Nhiều trường hợp mới mắc viêm gan B (viêm gan B cấp) có khả năng tự khỏi (75-90%), cơ thể tự đào thải virus. Nếu sau 6 tháng khắc phục kể từ khi phát hiện mắc bệnh, cơ thể không thải được virus thì người bệnh đã bước vào giai đoạn viêm gan B mạn tính, cần được theo dõi và xử lý khi có chỉ định.
Viêm gan B mạn tính nếu không tuân thủ phác đồ sẽ có thể dẫn đến xơ hóa gan. Trong trường hợp chúng ta không có biện pháp xử lý kịp thời và để tình trạng xơ hóa tiếp diễn trầm trọng hơn có thể tiến triển đến xơ gan, lúc này lá gan sẽ trở nên rất cứng và chắc. Đồng thời, lưu lượng máu qua gan sẽ giảm đáng kể, gan cũng gần như mất đi khả năng thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Chứng xơ gan hoàn toàn có thể dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như suy gan và đặc biệt là ung thư gan.
Theo thống kê tới năm 2018, nước ta có trên 25.000 ca mắc ung thư gan, thì 80% là do tiến triển từ viêm gan virus B. Hiện tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B của người Việt chiếm 9-20%.
GPQC số: 3827/2020/XNQC-ATTP
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh