Hiểu các yếu tố nguy cơ đột quỵ để phòng ngừa sớm

20-11-2021 20:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và là nguyên nhân chính gây tàn tật nghiêm trọng cho người lớn.

Khoảng 200,000 người Việt Nam bị đột quỵ mỗi năm. Trung bình cứ 6 người thì một người có nguy cơ đột quỵ. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là người từ 55 tuổi trở lên. Mặc dù vậy, những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng, chiếm 10-15% 

Hiểu các yếu tố nguy cơ đột quỵ để phòng ngừa sớm - Ảnh 1.

Bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ ở mọi lứa tuổi. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người thân yêu khỏi đột quỵ là hiểu nguy cơ và cách kiểm soát nó.

Bên cạnh những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như: tuổi tác, giới tính, di truyền, tiền sử đột quỵ…Một số yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra đột quỵ.

Những yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể kiểm soát được

Lối sống không lành mạnh có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy thực hiện thay đổi lối sống.

Chế độ ăn uống không lành mạnh: chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có liên quan đến đột quỵ và các bệnh tim mạch khác (tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,…)
Lười vận động: có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác, làm tăng nguy cơ đột quỵ, bao gồm béo phì, tăng huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và đái tháo đường.
Béo phì: làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lên 6 lần so với người bình thường (3)
Uống quá nhiều rượu: có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ, tăng cholesterol, xơ cứng động mạch.
Hút thuốc lá: làm tăng nhanh quá trình xơ cứng và thu hẹp trong động mạch. Quá trình này bắt đầu sớm hơn và tăng khả năng hình thành cục máu đông lên cao gấp hai đến bốn lần.

Hiểu các yếu tố nguy cơ đột quỵ để phòng ngừa sớm - Ảnh 2.

Các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nhiều tình trạng bệnh lý có thể làm tăng khả năng bị đột quỵ. Vì vậy, kiểm soát bệnh, duy trì sức khỏe ổn định có thể giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Tăng huyết áp: Huyết áp tăng cao thường xuyên không được kiểm soát là nguy cơ hàng đầu làm vỡ mạch và xuất huyết não.

Các bệnh về tim mạch: Bệnh mạch vành làm tăng nguy cơ đột quỵ, vì mảng bám tích tụ trong động mạch và chặn dòng chảy của máu giàu oxy lên não. Các bệnh tim khác, chẳng hạn như khuyết tật van tim, nhịp tim không đều (bao gồm cả rung tâm nhĩ) và các buồng tim mở rộng, có thể gây ra các cục máu đông, nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não.

Rối loạn lipid (mỡ) máu: Cholesterol cao, lượng cholesterol thừa tích tụ trong các động mạch, bao gồm cả các động mạch của não. Điều này có thể dẫn đến thu hẹp động mạch, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác.

Đái tháo đường: Đường huyết tăng cao sẽ làm tổn thương mạch máu và đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, tăng tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, gây tắc nghẽn, từ đó có thể gây đột quỵ.

Vậy làm thế nào để kiểm soát những yếu tố nguy cơ đột quỵ? 

Kiểm soát & điều trị các bệnh lý có nguy cơ đột quỵ cao như tăng huyết áp, phát hiện sớm và điều trị bệnh tim, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, hẹp van động mạch chủ có triệu chứng.

Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng: để tầm soát bệnh, uống đúng theo toa của bác sĩ, chỉ ngưng khi có ý kiến của bác sĩ.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối.

Thay đổi lối sống: Cai thuốc lá, uống rượu bia thích hợp, giảm stress: cần giải tỏa bớt áp lực công việc, tạo cuộc sống lành mạnh bên người thân, tránh ăn chất béo bão hòa, giảm muối, ăn nhiều rau quả và chất xơ, duy trì cân nặng phù hợp, tập thể dục đều đặn ngày 30-60 phút/ 5 ngày/ tuần.

Hiểu các yếu tố nguy cơ đột quỵ để phòng ngừa sớm - Ảnh 4.

Khi có bất cứ các dấu hiệu, triệu chứng về sức khỏe nói trên, hãy đến ngay cơ sở gần nhất để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị sớm.

Hiểu các yếu tố nguy cơ đột quỵ để phòng ngừa sớm - Ảnh 5.

Ảnh: ADCREW

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe về đột quỵ nằm trong chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt.

Chăm sóc sức khỏe Việt là chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm (BKLN) do Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và Công ty Davipharm (https://davipharm.info/vi/) phối hợp thực hiện, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ mắc một số BKLN phổ biến cũng như chẩn đoán sớm và kiểm soát tốt BKLN. Kết nối với chương trình qua Fanpage (https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN) để có những thông tin hữu ích.

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu COVID-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm (https://davipharm.info/vi/) trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn.

PV
Ý kiến của bạn