Thỏa thuận lịch sử
Nhưng đó là một ví dụ mạnh mẽ cho việc hòa bình Trung Đông đã thay đổi như thế nào dưới sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền ông Trump. Các quốc gia Arab sẵn sàng gác lại vấn đề đất đai và quyền của người Palestine để tìm kiếm mối quan hệ với Israel - quốc gia sở hữu thế lực quân sự và kinh tế thống trị trong khu vực Trung Đông. Sự thắt chặt quan hệ này không phủ nhận các yêu cầu của người Palestine - vốn được các quốc gia Arab ủng hộ như một khối - nhưng lại thể hiện ngày càng rõ quan điểm về cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa Israel và Palestine giống như một lực cản đối với cơ hội kinh tế và ảnh hưởng chính trị của khu vực.
Thỏa thuận của UAE được phát triển từ các mối liên hệ thương mại và các mối liên hệ khác giữa Israel và các quốc gia giàu có tại Vùng Vịnh Ba Tư này trước cả khi ông Trump lên làm Tổng thống Mỹ và chủ yếu bắt nguồn từ các mối quan tâm trong khu vực.
“Chúng tôi nhìn thấy cơ hội để thực hiện một bước đi táo bạo, một cơ hội có tiềm năng tạo ra một mô hình khu vực mới và giới thiệu một tư duy mới - thực dụng, thực tế và có giải pháp được định hướng. Mô hình này cũng là một trong những hợp tác lớn hơn, đáng kể hơn trong các lĩnh vực quan trọng, bao gồm nhưng không giới hạn, như công nghệ, thương mại và giáo dục; đồng thời giảm mạnh mức độ căng thẳng. Chúng tôi tin rằng Israel nhận thức sâu sắc về tiềm năng tương tự”- ông Omar Ghobash, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Công chúng UAE cho biết.
Tổng thống Trump tuyên bố bình thường hóa quan hệ Israel - UAE tại Nhà Trắng ngày 13/8.
Một Trung Đông hòa bình còn xa vời
Các nhà lãnh đạo Palestine không hề được báo trước về thỏa thuận này và cho rằng UAE “bán đứng” họ. Họ bác bỏ khẳng định của UAE rằng thỏa thuận trên bảo vệ lợi ích của người Palestine bằng cách điều chỉnh trên thỏa thuận của Israel là không tiếp tục sáp nhập vùng đất Bờ Tây.
Tổng thống Trump và Jared Kushner, con rể của ông và là cố vấn được ông Trump chọn để dẫn dắt các nỗ lực hòa bình Trung Đông cho biết, các thỏa thuận khác nhằm bình thường hóa quan hệ sẽ sớm được đưa ra. Oman và Bahrain, với các mối quan hệ không chính thức được thiết lập tương tự với Israel, được coi là có nhiều khả năng làm như vậy. Các nước này có thể theo sát sự dẫn dắt của UAE trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, giúp ông Trump có thêm quyền khoe khoang.
Đối với ông Trump, việc tiếp cận từng phần khiến ông không thể tiến hành cuộc đàm phán trực tiếp giữa Israel và Palestine - điều mà ông vốn hy vọng có thể đến sớm trong nhiệm kỳ Tổng thống hiện giờ của mình. Nhưng người Palestine đã bỏ qua nỗ lực của Kushner vào cuối năm đầu tiên ông Trump lên nắm quyền, khi ông Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel và chuyển Đại sứ quán Mỹ đến đó. Các quốc gia Arab phản đối việc dời Đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem vì người Palestine yêu cầu thủ đô của họ được đóng tại phía Đông Jerusalem. Thế nhưng, họ vẫn tiếp tục kết nối với Kushner, và trong nội bộ UAE, Oman và Bahrain vẫn tiếp tục giao lưu với Israel.
Hanan Ashrawi - một cố vấn lâu năm của Palestine bác bỏ mô tả của UAE về thỏa thuận như là một cách để cứu vãn cho một Nhà nước Palestine trong tương lai khả thi hơn. Theo bà Ashrawi, việc thôn tính Palestine được xếp vào giá của thỏa thuận nhưng không được nói rõ trên bàn thương thuyết.
Các nhà phân tích Trung Đông đồng ý rằng thành tựu trên của ông Trump là chân thực, mang tính lịch sử và có lẽ không thể xảy ra vào thời điểm này nếu không có sự đóng góp của Mỹ. Nhưng theo các nhà phân tích, thỏa thuận này thực chất chỉ mang lại sự tín nhiệm nhiều hơn cho ông Trump, hơn mức có thể xứng đáng hơn.