Đến năm 2025, lượng hạt titan dioxit cỡ nano trong không khí ô nhiễm trên toàn thế giới mỗi năm sẽ đạt 2,5 triệu tấn
Nghiên cứu cũng cho thấy, đầu tháng thứ nhất và cuối tháng thứ ba của thai kỳ chính là những thời điểm mà các chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hệ tim mạch của mẹ và thai nhi.
Bà Phoebe Stapleton, phó giáo sư tại trường Dược Ernest Mario, khuyến cáo: “Những phát hiện này cho thấy những phụ nữ mang thai, những người đang trong độ tuổi sinh đẻ và có thể có con cũng như những người đang điều trị sinh sản nên tránh những nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao hoặc nên tránh trong nhà vào những ngày khói bụi dày đặc để giảm mức phơi nhiễm. Sản phụ cũng nên quan tâm và theo dõi đến chất lượng không khí ở trong nhà của họ.”
Bất cứ thứ gì mà người mẹ hít vào sẽ đều ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn – nơi liên tục thích nghi để cung cấp lượng máu đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi. Việc tiếp xúc với những chất ô nhiễm có thể làm co mạch máu, gây hạn chế lưu lượng máu đến tử cung và làm mất khả năng cung cấp ôxy cũng như các chất dinh dưỡng, khiến thai nhi chậm phát triển. Điều này cũng có thể gây ra một số biến chứng thai kỳ phổ biến như thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR).
Các chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hệ tim mạch của mẹ và thai nhi vào đầu tháng thứ nhất và cuối tháng thứ 3 của thai kỳ.
Nghiên cứu theo dõi hệ tuần hoàn của những con chuột mang thai và thai của chúng đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi khí titan dioxit – chất thay thế cho những chất thường thấy trong không khí bị ô nhiễm điển hình – trong suốt ba tháng đầu của thai kỳ và so sánh với những con chuột mang thai chỉ được tiếp xúc với không khí đã được lọc với hiệu quả cao.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong thời đầu của thai kỳ có ảnh hưởng đáng kể đối với hệ tuần hoàn của thai nhi, đặc biệt là động mạch chính và tĩnh mạch rốn. Việc tiếp xúc về sau cũng gây ảnh hưởng chủ yếu tới kích thước của thai nhi do lưu lượng máu hạn chế từ người mẹ sẽ làm mất khả năng dinh dưỡng bào thai vào giai đoạn cuối.
Đối với những động vật không mang thai, dù chỉ là một lần tiếp xúc với những hạt bụi nano cũng sẽ làm suy giảm chức năng của các động mạch trong tử cung. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc tiếp xúc vào cuối thai kỳ cũng có thể hạn chế lưu lượng máu của cả mẹ và bé, và tiếp tục ảnh hưởng trẻ cho đến khi trưởng thành.
Bà bầu nên thận trọng với ô nhiễm không khí trong 3 tháng đầu thai kỳ
“Mặc dù công nghệ nano đã đem lại nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như hiệu suất nhiên liệu của phương tiện và năng lượng tái tạo, song thông tin về tác động của thứ hạt này đến mọi giai đoạn phát triển của con người vẫn còn khá ít ỏi.” Bà Stapleton cho biết.
Đến năm 2025, lượng hạt titan dioxit cỡ nano được sản xuất hằng năm trên toàn thế giới được dự đoán sẽ đạt 2,5 triệu tấn. Ngoài việc là một thành phần trong không khí ô nhiễm, titan dioxit còn thường được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem chống nắng và phấn phủ.