Hiểm họa giấu mặt

18-11-2013 08:00 | Văn hóa – Giải trí
google news

Căng cơ bàn chân hoặc đau nhói ở gót chân thường làm bạn giật mình trong quá trình hoạt động. Nhưng nếu không chú ý tới những biểu hiện tưởng chừng rất nhỏ đó sẽ có những biến chứng không lường được.

Căng cơ bàn chân hoặc đau nhói ở gót chân thường làm bạn giật mình trong quá trình hoạt động. Nhưng nếu không chú ý tới những biểu hiện tưởng chừng rất nhỏ đó sẽ có những biến chứng không lường được.

Ở lòng bàn chân, có một sợi dây gồm các mô liên kết chạy từ gót chân tới các ngón chân gọi là cân mạc cung bàn chân (planta fascia). Nhiệm vụ chính của dây này là hỗ trợ cho bàn chân chuyển động dễ dàng, đồng thời cũng chống đỡ cho chân khỏi sức nặng cơ thể. Một lớp mỡ mỏng phủ lên phần gót của cân mạc giúp công việc chống sốc, chịu tất cả sức nặng toàn thân. Với vai trò quan trọng như vậy, mỗi tổn thương của cân mạc đều gây ra đau đớn và khó khăn khi ta cất bước đi hoặc chạy. Rối loạn thường thấy nhất của cân mạc là viêm, gây đau đớn cho gót chân từ nhẹ tới nặng.
Hiểm họa giấu mặt 1
 Khi cân mạc cung bàn chân bị tổn thương, cần được xử lý kịp thời

Viêm cân mạc xuất hiện trong những trường hợp sau

Ði, đứng và chạy trong thời gian lâu, đặc biệt trên mặt bằng cứng (chẳng hạn các VĐV chạy bộ, công nhân làm việc đòi hỏi đi đứng liên tục trên hai bàn chân). Theo thống kê, có từ 5 - 10% các tay chạy việt dã, 50% người thường xuyên đứng trên hai bàn chân bị tổn thương này. Dân chơi bóng chuyền, quần vợt, khiêu vũ thể thao, thể dục dụng cụ, múa cũng thường là “nạn nhân”. Trong các trường hợp này, cân mạc luôn căng, lâu ngày bị rách, yếu đi, thậm chí rách và gây ra đau. Các nguyên nhân khác là quá cân, mang giày quá cũ, không vừa chân, gót giày quá cao hoặc không có lót giày thích hợp.

Dấu hiệu chính

Dấu hiệu chính của bệnh là cơn đau buốt ở gót chân. Cơn đau có thể xuất hiện từ từ ở một bên chân (đôi khi cả hai bên một lúc) dữ dội, nhất là khi mới ngủ dậy, đặt chân cất bước đầu tiên. Lý do là trong khi ngủ, cân mạc ở trong tình trạng căng và khi ta đứng lên để đi bước đầu tiên, cân mạc căng thêm, gây đau nhưng chỉ sau vài cử động, cơ bắp nóng ấm lên, cơn đau sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu tiếp tục đi lại, bước lên cầu thang hoặc đứng quá lâu, cơn đau sẽ kéo dài.Ðiều trị tức thời

Nên nghỉ ngơi cho tới khi hết đau bởi nếu tiếp tục đi đứng, cơn đau gia tăng, thương tích cho dây chằng càng trầm trọng hơn. Vì vậy, nghỉ càng nhiều càng tốt và tạm ngưng các sinh hoạt không cần thiết.

Băng dán xung quanh cân mạc để nâng đỡ giảm sức căng của cơ quan này.

Chườm đá lạnh vài phút, 4 - 5 lần trong ngày cho tới khi cơn đau dịu xuống.

Ban đêm, mang một nẹp thư giãn bắp chuối và cân mạc để tránh cho cơ quan này khỏi căng cứng khi ngủ. Bên cạnh uống thuốc điều trị tích cực, bạn nên tập thư giãn cân mạc để hỗ trợ. Các bài tập này rất dễ, gồm: đứng thư giãn, ngồi chéo chân, lăn bàn chân trên một chai nước đông đá khoảng 10 - 15 phút để thư giãn bàn chân, đồng thời sức lạnh cũng giảm đau viêm...

Lời khuyên

Hai bàn chân là để đi lại, chạy nhảy đáp ứng nhu cầu vận động và làm việc. Ði lại được một phần là nhờ trợ giúp của dải băng cân mạc. Bởi vậy, bạn nên gìn giữ, nhẹ nhàng với cân mạc cung bàn chân và phải xử lý tức thời khi có những biểu hiện bất thường.    

Thu Phương


Ý kiến của bạn