Khi nói đến bệnh tim mạch và đột quỵ, nhiều người thường quan tâm nhiều đến các chỉ số LDL, HDL và mức cholesterol toàn phần trong các xét nghiệm mỡ máu. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho biết, chỉ số triglyceride trong kết quả xét nghiệm lipid cũng rất cần chú ý, vì chúng cũng là thủ phạm gây xơ vữa động mạch và là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch chuyển hóa và đột quỵ.
Vì sao tăng nguy cơ tai biến khi mỡ máu tăng?
Người bị rối loạn mỡ máu, nhất là tăng Cholesterol có hại vượt quá khả năng cho phép làm cho quá trình hình thành mảng xơ vữa càng trở nên trầm trọng hơn. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn, nguy cơ đột quỵ não càng cao.
Thống kê cho thấy, khoảng 93% người bệnh đột quỵ não có rối loạn mỡ máu. Điều quan trọng là hầu hết những người tiểu đường thường bị nhiễm mỡ máu, do vậy nguy cơ tai biến càng gia tăng.
Cholesterol xấu càng cao thì nguy cơ xơ vữa động mạch càng tăng, làm giảm lưu thông máu, kích thích hình thành cục máu đông. Một nguy cơ khác là mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch: tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch não gây đột quỵ thể nhồi máu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy mức triglyceride cao có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển đột quỵ. Trong thời gian 4 năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles, Hoa Kỳ đã thu thập dữ liệu trên hơn 1.000 người điều trị tại một trung tâm y tế với chẩn đoán cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), còn được gọi là “đột quỵ nhẹ”. Tất cả những người này đều được xét nghiệm lipid sau khi nhập viện. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có mức triglyceride cao có gấp 2,7 lần bị đột quỵ so với những người có mức triglyceride thấp.
Nếu cả 2 chỉ số cholesterol và triglyceride tăng thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch.
Thống kê cho thấy khoảng 93% người đột quỵ não có rối loạn mỡ máu
Những đối tượng nào dễ mắc căn bệnh mỡ máu cao này?
Những người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan mạn tính, có thói quen ăn uống không điều độ dẫn tới tình trạng dư thừa chất béo hoặc ít vận động, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
- Nếu người bệnh có chỉ số mỡ máu tăng cao cộng thêm một số yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch thì tỷ lệ gây tai biến đột quỵ gấp nhiều lần:
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng sinh gốc tự do, thay đổi cấu trúc nội mạch mạch máu làm tiền đề cho các mỡ máu bám vào thành mạch.
Tăng huyết áp: Theo ước tính, mức tăng huyết áp tâm trương lên 5 mmHg trong thời gian kéo dài nguy cơ đột quỵ tăng lên 34% và nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng 21%.
Đái tháo đường: Đường huyết tăng cao làm tăng lắng đọng cholesterol tại thành mạch, làm gia tăng các mảng xơ vữa tại thành động mạch, giảm khả năng đàn hồi của mạch máu, tạo cơ hội thuận lợi cho các cục máu đông hình thành, có thể gây bít tắc mạch máu. Thêm vào đó, mảng xơ vữa cũng có thể mất ổn định, vỡ ra và di chuyển trong lòng mạch, làm ngưng trệ dòng máu gây ra đột quỵ nhồi máu não.
Tuy nhiên, với những người có thể trạng bình thường, thậm chí là gầy gò cũng có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. Người mắc bệnh rối loạn mỡ máu dường như không có triệu chứng, biểu hiện nào. Chỉ khi thực hiện các xét nghiệm mới có kết luận chính xác.
Khi xét nghiệm mỡ máu có 4 chỉ số quan trọng cần được quan tâm, đó là: Cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL cholesterol, HDL cholesterol. Với những người có kết quả cholesterol xấu và chất béo trung tính cao thì đồng nghĩa với nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ cao.
Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi
Đó là tuổi tác (đa số đột quỵ gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên). Tiếp theo là giới tính (bệnh lý này nam gặp nhiều hơn nữ), chủng tộc, di truyền...
Cách giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ từ người Nhật
Món ăn truyền thống natto - đậu tương lên men - đã được dùng hơn 1.000 năm ở Nhật Bản, hỗ trợ giảm mỡ máu, ngừa tai biến. Người Nhật ăn món ăn này hàng ngày để có hệ tim mạch khỏe mạnh, trí não minh mẫn.
Hoạt chất nattokinase là một loại enzyme được chiết xuất từ natto. Đối với người mỡ máu cao, nattokinase giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giúp máu lưu thông dễ dàng khắp cơ thể, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa tai biến mạch máu não và di chứng do căn bệnh này gây ra.
Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), tổ chức chuyên nghiên cứu về hoạt chất nattokinase cũng khuyến cáo sử dụng enzym này cho người trên 50 tuổi, người mắc bệnh lý tim mạch liên quan đến huyết khối hoặc có độ nhớt máu cao (nhồi máu cơ tim, tiểu đường, xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu…). Những người có tiền sử đột quỵ não thì càng nên sử dụng hoạt chất nattokinase để phòng bệnh tái phát, bởi cứ 4 người bệnh sống sót sau tai biến sẽ có 1 người “lặp lại lịch sử” trong 5 năm.
Có ít nhất 17 nghiên cứu trên thế giới về công dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông, phòng đột quỵ của natto. Có hơn 100 nghiên cứu trên thế giới về cơ chế hỗ trợ làm tan cục máu đông của món natto đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ.
Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản) cũng cho 12 người đàn ông uống liều 2.000 FU nattokinase, lấy mẫu máu phân tích vào lúc 2, 4, 6 và 8 giờ sau khi dùng. Kết quả là, nồng độ các chất đông máu và sợi tơ huyết đều giảm dần theo thời gian.
Bên cạnh đó, beni-koji (men gạo đỏ của xứ anh đào) thu được từ quá trình lên men gạo trắng với loài nấm Monascus có sắc tố đỏ. Theo Đại học Y Harvard, men gạo đỏ chứa các hợp chất monacolin, có tác dụng kìm hãm hoạt động của loại men gan HMG-CoA reductase chuyên kích thích tạo ra cholesterol xấu và triglycerid có hại cho tim mạch. Đồng thời, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch và gia tăng công dụng phòng đột quỵ lên cao hơn.
Tại Nhật Bản, các sản phẩm "2 trong 1" chứa cả men gạo đỏ hỗ trợ giảm cholesterol máu và hoạt chất nattokinase hỗ trợ làm tan cục máu đông được người trên 50 tuổi nước này ưa chuộng. Trong nước, bộ sản phẩm của DHG pharma được tin dùng 9 năm qua hiện là bộ sản phẩm đầu tiên và duy nhất tính đến nay được JNKA cấp dấu chứng nhận đảm bảo cho đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản.
JNKA còn lưu ý về liều sử dụng 2.000FU nattokinase mỗi ngày. Các chuyên gia đã thực hiện hàng trăm nghiên cứu để tìm ra hàm lượng 2.000FU, vừa đủ để nattokinase phát huy hiệu quả, giữ mạch máu thông suốt 24h.
Nên chia uống bữa sáng và tối, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h. Liều uống sau bữa tối hoặc trước khi ngủ quan trọng hơn cả, bởi giữa đêm đến sáng sớm là thời điểm máu đặc nhất, các sợi tơ huyết dễ vón lại thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não.
Với liều dùng 2.000FU tác dụng trong 24h, người trên 50 tuổi có thể an tâm sử dụng hoạt chất nattokinase lâu dài để bảo vệ sức khỏe tim mạch giai đoạn xế chiều.
Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông Sản phẩm NattoEnzym có 3 phiên bản: NattoEnzym hàm lượng 670FU nattokinase/ viên, NattoEnzym hàm lượng 1000FU nattokinase/viên và NattoEnzym Red rice bổ sung men gạo đỏ. - TPBVSK viên nang "NattoEnzym - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ tăng tuần hoàn và hỗ trợ giảm nguy cơ di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch. - TPBVSK viên nang "NattoEnzym 1000 - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. - TPBVSK viên nang "NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ giảm cholesterol máu và hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu. Cả 3 phiên bản đều có dấu xác nhận JNKA từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản NattoEnzym dùng hiệu quả cao cho người bị huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu và người có nguy cơ bị huyết khối. Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA. Liên hệ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Điện thoại: 02713.891433. Xem thêm tại: https://nattoenzym.dhgpharma.com.vn/ Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Ngưng sử dụng trước khi phẫu thuật. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, những người máu chậm đông hoặc đang chảy máu cấp tính. Giấy phép quảng cáo số 2097/2020/ATTP-XNQC Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |