Hi hữu: Đi làm răng, cụ ông 92 tuổi nuốt phải cầu răng giả

07-10-2022 15:28 | Y tế
google news

SKĐS - Trong khi đi làm răng, cụ ông 92 tuổi không may nuốt phải cầu răng giả phải nhập viện cấp cứu.

Được biết, trong khi đi làm răng không may cụ ông nuốt phải cầu răng giả. Bệnh nhân đã thực hiện nội soi thực quản dạ dày tại bệnh viện huyện nhưng không tìm thấy dị vật.

Người bệnh được chuyển đến BVĐK tỉnh Phú Thọ, kết quả chụp CT ngực phát hiện dị vật nghi cung răng giả vị trí phế quản gốc trái.

Ê kíp đã tiến hành nội soi phế quản ống mềm gây tê cho người bệnh, gắp thành công dị vật là cung răng giả. Sau theo dõi, điều trị 7 ngày, tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định và đã được xuất viện.

Hi hữu: Răng giả rơi vào phế quản khi đi làm răng - Ảnh 1.

Hình ảnh dị vật trong phế quản bệnh nhân khi chụp X-quang phổi.

Các bác sĩ khuyến cáo dị vật đường thở rất dễ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Các loại dị vật hữu cơ như hạt lạc, hạt na, hạt hồng xiêm...; xương thịt động vật như đầu tôm, mang cá, càng cua, vụn xương... hay các dị vật vô cơ như viên bi, mảnh đạn, đuôi bút bi, mảnh nhựa… khi cho vào mũi, miệng có thể rơi vào đường thở, gây tổn thương hoặc tắc đường thở, nếu không được gắp ra kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khi bị mắc dị vật đường thở người bệnh đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở, trợn mắt, có thể cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Tình trạng này có thể chỉ thoáng qua rồi tự hết nhưng có những trường hợp người bệnh ngưng thở và tử vong ngay sau đó.

Do vậy khi có dấu hiệu khó nuốt, khó thở cần phải đến bệnh viện ngay để điều trị sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra như: áp xe, dò vào trung thất, tràn khí, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, chảy máu đường thở thậm chí tử vong… Tuyệt đối không nên tự ý xử trí tại nhà khi hóc dị vật bởi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Để tránh dị vật đường thở, không cười đùa nói chuyện khi ăn, cần chú ý phải nhai kỹ để không bị hóc các dị vật như xương gà, xương cá, xương heo…

Cần chú ý phòng tránh ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như bệnh nhân bị rối loạn chức năng nuốt, bệnh nhân có tiền sử bệnh thần kinh, tâm thần, người già, trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo.

Không nên uống nước suối đề phòng dị vật sống đi vào đường thở.

Hy hữu: Phẫu thuật thành công xương mỏm trâm dài 4cm, nữ bệnh nhân 60 tuổi thoát khỏi đau đớnHy hữu: Phẫu thuật thành công xương mỏm trâm dài 4cm, nữ bệnh nhân 60 tuổi thoát khỏi đau đớn

Mỏm trâm là mỏm xương một đầu gắn vào xương thái dương. Chiều dài mỏm trâm bình thường là khoảng dưới 2cm, nhưng cô Đinh Thị T. ở Hà Nội lại có phần xương mỏm trâm bị cốt hóa dài đến 4cm cực kỳ hiếm gặp và nguy hiểm.


N. Anh
Ý kiến của bạn